Cách làm bài tập rút gọn mệnh đề và 6 phương pháp rút gọn mệnh đề quan hệ bằng cách dùng Cụm V-ing, cụm V-ed, To inf, cụm danh từ, mệnh đề tính từ có dạng be và tính từ/cụm tính từ, mệnh đề tính từ thành tính từ ghép…
Mệnh đề (Clause) là một phần của câu, nó có thể bao gồm nhiều từ hay có cấu trúc của cả một câu. Chúng ta đã biết tính từ là từ thường được dùng để bổ sung thêm tính chất cho một danh từ nào đó trong câu. Nhưng thường khi để giải thích rõ hơn về danh từ này ta không thể chỉ dùng một từ mà phải là cả một mệnh đề. Mệnh đề liên hệ được dùng trong những trường hợp như vậy. Vậy có thể nói mệnh đề liên hệ dùng để bảo chúng ta rõ hơn về một đối tượng mà người nói muốn nói tới.
Mệnh đề quan hệ là một chủ điểm quan trọng, bạn cần nắm vững khi học tiếng anh. Bài Thi TOEIC thường ra đề trong một số chủ điểm sau: phân biệt cách sử dụng giữa “that” và “which” cũng như “that” và “what”; bên cạnh đó, dạng Mệnh đề quan hệ rút gọn cũng là một chủ điểm thường được chú trọng lúc luyện thi TOEIC.
Làm thế nào để rút gọn mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh
Ta có thể rút gọn mệnh đề bằng cách dùng Cụm V-ing, cụm V-ed, To inf, cụm danh từ, mệnh đề tính từ có dạng be và tính từ/cụm tính từ, mệnh đề tính từ thành tính từ ghép (…)
1) Rút gọn bằng cách dùng participle phrases (V-ing phrase)
Nếu động từ trong mệnh đề quan hệ ở thể chủ động (active), ta dùng present participle phrase thay cho mệnh đề đó. ví dụ:
- The man who is standing there is my brother. The man standing there is my brother.
- Do you know the boy who broke the windows last night? Do you know the boy breaking the windows last night?
2) Rút gọn bằng cách dùng past participle phrase (V-ed phrase)
Nếu động từ trong mệnh đề quan hệ ở thể bị động (passive) ta dùng past participle phrase. Ví dụ:
- The books which were written by To Hoai are interesting. The books written by To Hoai are interesting.
- The students who were punished by teacher are lazy. The students punished by teacher are lazy.
3) Rút gọn bằng to-infinitive
– Dùng khi danh từ đứng trước có các chữ sau đây bổ nghĩa: the only, the first, the second,… the last, so sánh nhất, mục đích…Ví dụ:
- Tom is the last person who enters the room. Tom is the last person to enter the room.
- John is the youngest person who takes part in the race. John is the youngest person to take part in the race.
– Động từ là HAVE/HADI have many homework that I must do. I have many homework to do.,
– Đầu câu có HERE (BE),THERE (BE), ví dụ: There are six letters which have to be written today. There are six letters to be written today. Ghi nhớ: Trong phần to inf này ta cần nhớ 2 điều. ( Đọc thêm các bài viết về tiếng anh cơ bản).
– Nếu chủ từ 2 mệnh đề khác nhau thì thêm cụm “for sb” trước “to inf”. Ví dụ:
- We have some picture books that children can read.
- We have some picture books for children to read.
– Tuy nhiên nếu chủ từ đó là đại từ có nghĩa chung chung như we, you, everyone…. thì có thể không cần ghi ra. ví dụ:
- Studying abroad is the wonderful thing that we must think about.
- Studying abroad is the wonderful (for us) to think about.
– Nếu trước relative pronoun có giới từ thì phải đem xuống cuối câu (đây là lỗi dễ sai nhất).
- We have a peg on which we can hang our coat.
- We have a peg to hang our coat on.
4) Dùng cụm danh từ (đồng cách danh từ)
Dùng khi mệnh đề tình từ có dạng: S + BE + DANH TỪ /CỤM DANH TỪ/CỤM GIỚI TỪ
Cách làm: bỏ who ,which và be, ví dụ:
- Football, which is a popular sport, is very good for health.
- Football, a popular sport, is very good for health.
- Do you like the book which is on the table?
- Do you like the book on the table?
5) Mệnh đề tính từ có dạng be và tính từ/cụm tính từ: Có 2 công thức rút gọn:
Công thức 1: Bỏ who, which…to be -> giữ nguyên tính từ phía sau.
Điều kiện 1: Nếu phía trước that là đại từ phiếm chỉ như something, anything,anybody… ví dụ:
- There must be something that is wrong.
- There must be something wrong.
Điều kiện 2: Có dấu phẩy phía trước và phải có từ 2 tính từ trở lên, ví dụ:
- My grandmother, who is old and sick, never goes out of the house.
- My grandmother, old and sick, never goes out of the house.
Công thức 2: Những trường hợp còn lại ta đem tính từ lên trước danh từ, Ví dụ:
- My grandmother, who is sick, never goes out of the house.
- My sick grandmother never goes out of the house.
- I buy a hat which is very beautiful and fashionable.
- I buy a very beautiful and fashionable hat.
Tuy nhiên nếu cụm tính từ gồm cả danh từ ở trong nó thì ta chỉ còn cách dùng V-ing mà thôi, ví dụ:
- I met a man who was very good at both English and French.
- I met a man being very good at both English and French.
Tóm lại cách rút gọn loại này khá phức tạp vì nó tùy thuộc vào đến 3 yếu tố: có một hay nhiều tính từ – danh từ đứng trước có phải là phiếm chỉ không – có dấu phẩy hay không.
6) Mệnh đề tính từ thành tính từ ghép
Cách làm: Ta sẽ rút gọn mệnh đề thành một tính từ ghép bằng cách tìm trong mệnh đề một số đếm và danh từ đi sau nó, sau đó ta để chúng kế nhau và thêm dấu gạch nối ở giữa. Đem tính từ ghép đó ra trước danh từ đứng truớc who, which…- những phần còn lại bỏ hết. Lưu ý:
- Danh từ không được thêm “s”
- Chỉ dùng được dạng này khi mệnh để tính từ có số đếm
- Các cụm như tuổi thì sẽ viết lại cả 3 từ và gạch nối giữa chúng (two years old à two-year-old)
Ví dụ:
- I have a car which has four seats.
- I have a four-seat car.
- I had a holiday which lasted two days.
- I had a two-day holiday
CÁCH LÀM BÀI TẬP RÚT GỌN MỆNH ĐỀ
Khi học thì ta học từ dễ đến khó nhưng khi làm bài thì ngược lại phải suy luận từ khó đến dễ.
Bước 1: Tìm xem mệnh đề tính từ nằm chổ nào: Bước này cũng dễ vì mệnh đề tính từ thường bắt đầu bằng WHO, WHICH, THAT…
Bước 2: Bước này chủ yếu là giảm từ mệnh đề xuống cụm từ, tuy nhiên cách suy luận cũng phải theo thứ tự nếu không sẽ làm sai. Ví dụ: This is the first man who was arrested by police yesterday. => Mới nhìn ta thấy đây là câu bị động ,nếu vội vàng thì sẽ dễ dàng biến nó thành : This is the first man arrested by police yesterday => sai
Thật ra đáp án là : This is the first man to be arrested by police yesterday => đúng. Vậy thì cách thức nào để không bị sai? Các bạn hãy lần lượt làm theo các bước sau:
- Nhìn xem mệnh đề có công thức S + BE + CỤM DANH TỪ không ? Nếu có áp dụng công thức 4 ở trên.
- Nếu không có công thức đó thì xem tiếp trước who which… có các dấu hiệu first ,only…v..v không ,nếu có thì áp dụng công thức 3 (to inf. ) lưu ý thêm xem 2 chủ từ có khác nhau không ( để dùng for sb )
- Nếu không có 2 trường hợp trên mới xét xem câu đó chủ động hay bị động mà dùng V-ING hay P.P..
2. Rút gọn mệnh đề trạng từ:
Mệnh đề trạng từ là mệnh đề nối nhau bằng các liên từ như when, because, while …Điều kiện rút gọn là hai chủ từ phải giống nhau.
Công thức:
- Bỏ liên từ ( hoặc để lại thì biến thành giới từ)
- Chủ động thì đổi động từ thành V-ing
- Bị động thì dùng p.p ( nhưng nếu giữ lại liên từ, hoặc có NOT thì phải để lại to be và thêm ing vào to be : ( being + p.p )- ngoại trừ các liên từ when, if, though thì lại có thể bỏ luôn to be.
Đối với liên từ when, as ( khi) mà động từ chính trong mệnh đề đó là to be + N và mang nghĩa “là” thì có thể bỏ luôn to be mà giữ lại danh từ thôi. Ví dụ:
- Chủ động: When he went home,…..=> (When) going home,….
- Bị động: Because I was given a book, I ….. => Because of being given a book, I ….. ( giới từ của because là because of, bắt buộc để lại to be )
When he was attacked by a big dog, he ran away.
+Cấp độ 1: bỏ chủ từ => When being attcked by a big dog, he….( theo nguyên tắc để lại liên từ phải để lại to be)
+Cấp độ 2: bỏ to be => When attacked by a big dog, he….( nhưng với when thì có thể bỏ luôn to be )
+Cấp độ 3: bỏ liên từ => Attacked by a big dog, he …..
Eg: Because he wasn’t rewarded with a smile, he …. Not being rewarded with a smile, he ….( có NOT nên bắt buộc để lại to be )
As he was a child, he lived in the countryside. => As a child, he lived ………… ( bỏ luôn to be )
Nếu sau to be là một cụm danh từ thì người ta còn có thể lược bỏ cả AS mà chỉ còn để lại cụm danh từ trơ trọi. Nếu các em không hiểu các nguyên tắc này thì sẽ không thể nào hiểu được lí do gì mà một cụm danh từ lại đứng đầu câu như vậy, mà không hiểu thì làm sao phân tích câu được mà làm bài phải không? Các đề thi thường lợi dụng sự rắc rối này mà “bẩy” thí sinh. (Học tiếng anh giao tiếp )Mà không chỉ “bẩy” nhiêu đó đâu, người ta còn kết hợp với công thức khác trong đó nữa cơ chứ! hãy lấy ví vụ 1 câu trong đề thi ĐH năm 2008 xem nhé:
A child of noble birth, his name was famous among the children in that school.
Để làm được câu này thí sinh phải hiểu rỏ cụm danh từ đầu câu là rút gọn từ mệnh đề trạng từ, Câu gốc lúc chưa rút gọn : As he was a child of noble birth.
- Rút gọn cấp độ 1: As being a child of noble birth. ( bỏ chủ từ, động từ thêm ING )
- Rút gọn cấp độ 2: As a child of noble birth. ( bỏ luôn động từ vì nó là to be mang nghĩa “là ” )
- Rút gọn cấp độ 3: A child of noble birth. ( bỏ luôn liên từ )
Hiểu được tới đây rồi cũng chưa làm được bài mà phải thuộc lòng nguyên tắc khi rút gọn: chủ từ 2 mệnh đề phải giống nhau. Rõ ràng sau khi “phục hồi” lại câu gốc lúc chưa rút gọn các em sẽ thấy chủ từ 2 mệnh đề khác nhau: As he was a child of noble birth, his name was famous… ( he và his name) => phải sửa 1 trong 2 chủ từ đó, mà người ta chỉ gạch chủ từ mệnh đề sau nên ta chọn, his name sửa thành he.
Nguồn: Academy.vn