Nền kinh tế của Vương quốc Anh, giống như người dân của mình, vẫn kiên cường phát triển. Dưới đây là tám sự thật khó tin về nền kinh tế của Vương quốc Anh.
Nền kinh tế của Vương quốc Anh đã trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý toàn cầu kể từ khi quốc gia này bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu EU vào năm 2016. Kể từ đó, cuộc bỏ phiếu Brexit lịch sử đã thúc đẩy các công ty Anh chạy trốn sang các nước EU khác và khiến đồng bảng Anh sụt giảm nghiệm trọng. Các thông số chính xác về việc Anh rời khỏi EU vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên nền kinh tế của quốc gia này đang rơi vào tình trạng bất ổn.
Vương quốc Anh có GDP lớn thứ 5 thế giới mặc dù là nước lớn thứ 80
Bất chấp ảnh hưởng của Brexit, Vương quốc Anh đã đạt tổng sản phẩm quốc nội 2,64 nghìn tỷ đô la trong năm 2017, theo Ngân hàng Thế giới. Đất nước này tiếp tục có GDP lớn thứ năm trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức.
Con số này còn ấn tượng hơn nữa khi Vương quốc Anh chỉ lớn thứ 80 về mặt diện tích đất liền, gần bằng kích thước của bang Michigan của Mỹ.
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 3 trong năm 2018
Dù không nổi tiếng là một quốc gia dầu mỏ, nhưng các giàn khoan dầu ngoài khơi và dầu thô Brent cũng là một phần lớn của nền kinh tế Anh. Xuất khẩu dầu mỏ của nước này đạt 17,8 tỷ đô la trong năm 2018, theo Trung tâm quan sát kinh tế thuộc Đại học MIT. CIA World Factbook xếp Anh là quốc gia sản xuất dầu thô lớn thứ 21 thế giới, với sản lượng ước tính 933.000 thùng/ngày vào năm 2016.
Đồng bảng Anh của Anh đã mất 14% giá trị từ năm 2016
Kể từ cuộc trưng cầu dân ý về Brexit vào tháng 6/2016, đồng bảng Anh đã giảm 14% giá trị so với đồng đô la Mỹ. Dù đã nhiều lần tăng giá, nhưng so với thời điểm trước năm 2016, giá trị của đồng tiền này vẫn duy trì ở mức thấp. Theo BBC, mỗi hộ gia đình Anh mất khoảng 900 Bảng Anh, tương đương 1.140 USD, kể từ sau quyết định Brexit cho tới nay do tình trạng bất ổn tiền.
Brexit có thể gây ra suy thoái tồi tệ hơn năm 2008
Bên cạnh ảnh hưởng tới đồng Bảng Anh, Brexit có gây ra suy thoái kinh tế tồi tệ hơn so với khủng hoảng năm 2008 nếu nước Anh rời EU mà không đạt được thoả thuận nào. Theo dự báo của Ngân hàng Trung ương Anh, nếu kịch bản này xảy ra, GDP của Anh có thể sụt tới 8% và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 7,5%. Đây cũng là dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát Triển Kinh tế (OECD).
Vương quốc Anh có số lượng tỷ phú cao thứ 5 thế giới
Vương quốc Anh có 145 tỷ phú vào năm 2018, khiến nước này trở thành quốc gia có nhiều tỷ phú thứ năm trên thế giới. Vương quốc Anh có dân số 67 triệu người, nghĩa là cứ 462.000 người Anh thì có một người là tỷ phú. Nước này sở hữu tỷ lệ tương tự như Hoa Kỳ, nơi một trên 46.000 người Mỹ là tỷ phú.
Cung điện Buckingham là căn nhà đắt nhất thế giới
Theo Architectural Digest, Cung điện Buckingham của hoàng gia Anh là căn nhà đắt nhất thế giới, trị giá 1,55 tỷ USD. Theo ước tính của CNBC, tài sản ròng của hoàng gia Anh là 1 tỷ USD, chỉ đứng sau hoàng gia Saudi Arabia.
Một hòn đảo tư nhân ở Anh có giá 351.000 USD (hơn 8 tỷ VND)
Nếu bạn có ngân sách khiên tốn, bạn vẫn có thể đủ khả năng chi trả cho một hòn đảo tư nhân ở Anh. Đảo Linga tại nước này vừa được rao bán với giá khoảng 351.000 USD. Giá mua Linga đã bao gồm giấy phép xây dựng nhưng không có cấu trúc hoàn chỉnh trên hòn đảo này.
Vương quốc Anh đánh thuế VAT 20% đối với hầu hết hàng hóa và dịch vụ
Trước khi bạn càu nhàu về việc trả thuế 10% cho mỗi lần mua hàng tại Mỹ, hãy xem xét thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) của Vương quốc Anh. Mức thuế 20% được áp dụng đối với hầu hết các hàng hóa và dịch vụ.
Không giống như ở Mỹ, các doanh nghiệp Vương quốc Anh phải bao gồm VAT trong giá bán ra, vì vậy bạn có thể không thấy được chi phí mình phải bỏ ra.
Nguồn: Dân Việt