Khoa học chứng minh: Ngửi mùi ‘xì hơi’ có thể ngăn ngừa ung thư, các bệnh về tim và đột quỵ

Đây là kết luận được đưa ra bởi các nhà khoa học Anh – theo đó, khí thối trong những quả bom “xì hơi” có tác dụng không ngờ trong việc ngăn chặn ung thư, đột quỵ.

132 1 Khoa Hoc Chung Minh Ngui Mui Xi Hoi Co The Ngan Ngua Ung Thu Cac Benh Ve Tim Va Dot Quy

Đánh rắm hay “xì hơi” như cách gọi nôm na trong dân gian là hoạt động sinh lí cơ bản của con người, nhưng đôi khi gây bất tiện cho “khổ chủ” và khiến những người xung quanh khó chịu. Thế nhưng một nghiên cứu rất nghiêm túc từ các nhà nghiên cứu từ Đại học Exeter, Anh đã chính thức công bố kết quả trên tạp chí Y khoa Hóa học Truyền thông “chất sulfur hydro có trong rắm có tác dụng tốt trong việc phòng chống ung thư, đột quỵ, đau tim, tiểu đường, viêm khớp.

Tại sao người ta phải “xì hơi”?

Khi chúng ta nhai nuốt thức ăn, không khí đi vào trong cơ thể cùng với chúng. Bạn cần nhớ rằng, ngoài việc ợ hơi, không khí sẽ phải rời khỏi cơ thể chúng ta theo cách này hoặc cách khác.Tuy nhiên, nguồn “khí thải” cho quá trình đánh rắm lại bắt nguồn từ đám đông vi khuẩn trú ngụ trong đường ruột phía dưới – đây là lí do tại sao phải mấy vài giờ sau bữa ăn, khí mới bắt đầu “xì” ra ngoài. Cơ chế diễn ra như sau: Trong quá trình biến bữa ăn của chúng ta thành các chất dinh dưỡng có ích, thức ăn không tiêu hóa hết ở dạ dày sẽ đi xuống ruột và những vi sinh vật đóng đô ở đây sẽ phân hủy chúng, tạo ra sản phẩm phụ bốc mùi là khí hydro sulfua – loại khí được sản sinh với lượng nhỏ trong quá trình tiêu hóa của người cũng như góp phần tạo thành mùi trứng thối.

Tác dụng của việc “xì hơi”

Trên thực tế, việc “xì hơi” kém duyên lại mang đến những lợi ích thật sự cho sức khỏe của hệ tiêu hóa mà chúng ta không thể phủ nhận.

– Một là làm giảm đầy hơi: Đối với những món ăn dễ gây khó tiêu như đậu tương, lúa mì, ngũ cốc, các thực phẩm từ sữa hay thực phẩm chế biến sẽ làm hệ thống tiêu hóa của chúng phải hoạt động thêm vài giờ nữa. Chính điều này sẽ mang đến cảm giác khó chịu, đầy hơi và trong tình cảnh này “xì hơi” sẽ là giải pháp tốt nhất để giải quyết tình hình nhanh, gọn và hiệu quả.

– Hai là giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa: Khi chúng ta ăn quá nhiều hoặc do cơ thể không xử lí tốt sẽ làm xuất hiện các vấn đề liên quan đến tiêu hóa và mang đến cảm giác khó chịu. Đặc biệt là sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Và giải pháp tốt nhất trong tình huống này cũng là “xì hơi”.

– Ba là hoàn thiện chế độ ăn uống: Khi chúng ta “xì hơi” nhiều lần trong ngày chứng tỏ vi khuẩn đường ruột của mình không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho một ngày. Đó cũng là lời cảnh báo hiệu quả giúp chúng ta nhận ra rằng cơ thể mình đang thiếu dinh dưỡng và cần bổ sung. Tuy nhiên, việc “xì hơi” gây đau và khó chịu mãn tính có thể báo hiệu điều gì đó nghiêm trọng, nên nếu lâm vào tình trạng này, tốt nhất bạn cần tham vấn chuyên gia tiêu hóa càng sớm càng tốt.

Ngửi mùi “rắm” giúp ngăn ngừa bệnh

132 2 Khoa Hoc Chung Minh Ngui Mui Xi Hoi Co The Ngan Ngua Ung Thu Cac Benh Ve Tim Va Dot Quy

Mặc dù khí hyđro sunfua độc hại với người nếu ngửi liều lượng lớn, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng nếu tiếp xúc với liệu lượng nhỏ thì hoàn toàn khác. Cụ thể, khi bị bệnh, các tế bào trong cơ thể sẽ phải chịu 1 sức ép khá lớn.Và để chống lại bệnh tật, các tế bào phải co kéo enzym để sản sinh ra lượng nhỏ khí H2S nhằm bảo vệ ty thể, kích thích sản xuất năng lượng trong tế bào mạch máu và kiềm chế sự viêm nhiễm Nếu không có “khí thối” H2S, các tế bào có thể bị viêm nhiễm hoặc c.h.ế.t dần c.h.ế.t mòn.

Giáo sư Matt Whiteman từ ĐH Exeter chia sẻ

: “Chúng tôi đã nghiên cứu tạo ra hợp chất có tên AP39 – có tác dụng giải phóng dần 1 lượng khí H2S nhỏ dành riêng cho ti thể. Kết quả là, điều trị bằng AP39 – ti thể được bảo vệ và tế bào hoạt động vẫn tốt”.

Được biết, trước khi thử nghiệm trên người, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm tính hiệu quả của AP39 trên mô hình bệnh. Kết quả ban đầu cho thấy, 80% ti thể có thể chống chọi lại sự phá hủy từ các bệnh tim mạch, suy tim, tiểu đường, lão hóa và ung thư

 

Nguồn: Tổng hợp

 

Bài liên quan