Cận cảnh đường hầm siêu dài dưới đáy biển Baltic nối Đức với Đan Mạch

Đường hầm này nằm sâu 40m bên dưới đáy biển Baltic, kết nối Đan Mạch với Đức, hứa hẹn cắt giảm rất nhiều thời gian cần thiết để đi lại giữa 2 quốc gia này khi được khánh thành vào năm 2029.

Sau hơn một thập kỷ lên kế hoạch, dự án Đường hầm Fehmarnbelt được khởi công vào năm 2020. Một công ty của Đan Mạch sẽ xây dựng 89 đoạn hầm bê tông lớn tạo nên đường hầm này.

1 Can Canh Duong Ham Sieu Dai Duoi Day Bien Baltic Noi Duc Voi Dan Mach

Đoạn đầu đường hầm. Ảnh: Femern A/S.

Henrik Vincentsen, quan chức của hãng Femern A/S thuộc sở hữu nhà nước tại Đan Mạch, cho hay: “Dây chuyền sản xuất đầu tiên dự kiến sẽ ra lò vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới. Đầu năm 2024, chúng tôi phải sẵn sàng đưa kết cấu hầm đầu tiên xuống dưới

Đường hầm Fehmarnbelt, dài 18km, là một trong các dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất của châu Âu, với ngân sách xây dựng lên tới trên 7 tỷ euro (tương đương 7,1 tỷ USD).

Hầm sẽ được xây vắt qua eo biển Fehmarn Belt giữa đảo Fehmarn của Đức và đảo Lolland của Đan Mạch, tạo ra phương án thay thế cho dịch vụ phà hiện nay giữa Rødby và Puttgarden chuyên chở hàng triệu hành khách mỗi năm. Hiện nay đi bằng phà sẽ mất 45 phút nhưng nếu đi tàu hỏa hoặc ô tô bằng đường hầm dự kiến này sẽ chỉ mất lần lượt 7 phút và 10 phút.

Đường hầm Fehmarnbelt cũng sẽ là đường hầm kết hợp cả đường sắt và đường bộ dài nhất trên thế giới. Nó sẽ bao gồm 2 làn ô tô cao tốc và 2 làn đường ray có dẫn điện.

Khoảng 2.500 người sẽ làm việc trực tiếp trong dự án xây dựng này. Một vấn đề hiện nay là chuỗi cung ứng toàn cầu đang gặp khó khăn, giá thép và các nguyên vật liệu khác đều tăng lên.

Michael Svane thuộc Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch tin rằng đường hầm này sẽ tạo ra một hành lang chiến lược giữa vùng Scandinavia và Trung Âu, tăng cường vận chuyển hàng hóa và tạo ra một phương thức vận tải thân thiện với môi trường.

Một số nhóm môi trường tỏ ra nghi ngại về tác động của dự án này đối với môi trường. Tuy nhiên, Michael Løvendal Kruse thuộc Hội Bảo tồn Tự nhiên của Đan Mạch cho rằng đường hầm này sẽ mang lại các ích lợi về môi trường.

Ông Kruse nói: “Di chuyển nhanh hơn bằng tàu qua đường hầm sẽ là thách thức lớn đối với giao thông hàng không (tuy nhanh nhưng gây nhiều ô nhiễm môi trường – ND), còn vận chuyển hàng bằng tàu điện thì lại là giải pháp tốt nhất cho môi trường”./.

Nguồn: CNN/ VOV

Bài liên quan