Vì sao lúc nào bạn cũng cảm thấy mệt mỏi ngay khi đã ngủ đủ giấc?

Những tưởng một giấc ngủ từ 10 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau sẽ khiến tinh thần minh mẫn nhưng khi thức dậy, cơ thể lại vô cùng mệt mỏi, kiệt sức.

132 1 Vi Sao Luc Nao Ban Cung Cam Thay Met Moi Ngay Khi Da Ngu Du Giac

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Rất nhiều giả thuyết và thực nghiệm đã được thực hiện để tìm ra nguyên nhân cho hiện tượng này. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đưa ra được một số nguyên nhân sau:

1. Áp lực cuộc sống

Qua nhiều thế kỷ, mệt mỏi được cho là xuất phát từ mối liên kết giữa các hành tinh, thiếu niềm tin vào thần thánh hay thậm chí đó chính là một mong muốn vô thức muốn chết của con người, theo Schaffner. Mãi đến thế kỷ 19, một chẩn đoán khoa học đầu tiên liên quan đến vấn đề này mới xuất hiện, đó là: Suy nhược thần kinh.

Nhà thần kinh học George M. Beard lúc bấy giờ cho biết tình trạng này xảy ra bởi hệ thần kinh bị kiệt sức, từ đó dẫn đến mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần, trong đó bao gồm các cảm giác như khó chịu, tuyệt vọng, sâu răng, lạnh chân và khô tóc.

Beard cho rằng sự ra đời của năng lượng hơi nước và các phát minh như máy điện báo chính là thứ khiến cho người ta bị suy nhược thần kinh.

2. Thiếu ngủ

Nhu cầu ngủ và mệt mỏi được các nhà khoa cho là hai khái niệm khác biệt nhưng có một mối quan hệ mật thiết cùng nhau. Có một cách để kiểm tra xem sự mệt mỏi của bạn có phải là do thiếu ngủ hay không, đó là "Sleep latency test".

Được dùng nhiều ở các phòng khám về giấc ngủ, thử nghiệm này nhằm kiểm tra xem bạn mất bao lâu mới có thể ngủ được khi được nằm ở một nơi yên tĩnh vào ban ngày. Sau bài thử nghiệm, các bác sĩ có thể chẩn đoán bạn đang bị thiếu ngủ hoặc mắc một chứng rối loạn giấc ngủ nào đó. Nếu không rơi vào giấc ngủ sau khoảng 15 phút hoặc lâu hơn nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi sau đó thì mệt mỏi mới chính là vấn đề chứ không phải thiếu ngủ.

Mary Harrington, nhà thần kinh học tại trường Cao đẳng Smith ở Northampton, Massachusetts, hiện đang phân tích một khả năng khiến bạn bị mệt mỏi vào ban ngày có liên quan đến đồng hồ sinh học, chiếc đồng hồ vô hình quy định các giai đoạn tỉnh táo trong suốt một ngày ở mỗi cá nhân.

Thông thường, đồng hồ sinh học quy định sự tỉnh táo sẽ đạt mức cực đại vào đầu ngày, giảm xuống vào đầu giờ chiều và thay đổi để bạn cảm thấy buồn ngủ vào buổi tối. Thời gian mà bạn ngủ vào ban đêm ít khi nào ảnh hưởng đến chu kỳ này, theo Harrington.

Có một cách để thiết lập lại đồng hồ sinh học đó chính là tập thể dục. Mặc dù những người bị mệt mỏi do xảy ra vấn đề với đồng hồ sinh học sẽ rất ghét phải vận động mạnh như tập thể dục nhưng việc này sẽ giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Giảm béo cũng là một cách có thể giúp giảm mệt mỏi. Khi cơ thể có nhiều mỡ, năng lượng sẽ được tiêu thụ nhiều hơn khi bạn di chuyển, đồng thời leptin - một hormone báo cho não biết cơ thể đã có đủ năng lượng dự trữ cũng tiết ra nhiều hơn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng leptin cao sẽ khiến nhận thức về sự mệt mỏi tăng lên, đồng nghĩa với việc nếu bạn bị béo phì, bạn lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi.

3. Một số chứng bệnh

Robert Dantzer thuộc Trung tâm Ung thư MD Anderson Đại học Texas và các cộng sự phát hiện những thay đổi trong một số vùng quan trọng của não bộ có thể làm cho động lực bị giảm sút. Viêm sẽ ảnh hưởng đến mạng lưới thần kinh ở vùng não liên quan đến động lực, khiến cho nhận thức dường như suy sụp và dẫn đến mệt mỏi.  Ít vận động, thường xuyên bị stress và ăn uống không đủ chất, tất cả đều liên quan đến tình trạng viêm mạn tính dạng thấp.

Ngoài ra, một số bằng chứng sơ bộ đã chỉ ra gián đoạn nhịp sinh học cũng có thể khiến tình trạng viêm gia tăng trong não. Vì vậy, nếu có một lối sống khiến cho viêm diễn ra thường xuyên và kéo dài, cũng dễ hiểu vì sao bạn lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi.

 

Nguồn: Phụ Nữ Online

Bài liên quan