Một dân tộc mà công khai muốn chê (hoặc ít nhất ám chỉ) rằng việc đọc sách trở thành gánh nặng của đời sống thì đó vốn đã là một xã hội không có phương cách giải quyết, vì sách chính là các tri thức thực tế được tổng kết lại từ vốn kho tàng trí tuệ của nhân loại.
Người Do Thái nói khi cháy nhà cần mang theo sách là một trong hai thứ phải mang ra khỏi đám cháy.
Không ai có thể tin rằng một đại diện hoặc một cộng đồng dân tộc nào đó tuyên bố về việc đọc sách và thực tế là hai việc đối ngược nhau - nó chỉ chứng minh hoặc xã hội đó không cần tới sách (tri thức) mà vẫn kiếm được tiền, hoặc giáo dục ở đó trở nên vô dụng với thực tế sinh động vốn không có chút gì dính dáng tới việc được giáo dục đó.
Song với mọi nhẽ, việc nghĩ rằng mình có một “vị thế” trong công chúng thì việc đưa ra những ám chỉ coi nhẹ tri thức đều là hành động ít nhiều cho thấy người ta coi rẻ thứ mà bất cứ xã hội phát triển nào cũng không thể thiếu - hãy nhìn các thư viện ở các dân tộc phát triển sẽ thấy được điều này.
Hình ảnh đông đảo người đọc sách là trên tàu điện ở Nhật Bản, hình ảnh phổ biến có thể bắt gặp ở bất cứ đâu tại xứ sở Hoa Anh Đào (nơi nghèo tài nguyên nhưng có thể trở thành cường quốc đứng đầu châu Á)
Chủ nghĩa kinh nghiệm hay thực tế/thực dụng (Dewey theo lối giáo dục này) không liên quan gì đến việc không đọc tới một cuốn sách nào trong đời để xem đó là niềm tự hào trước công chúng, trong khi các chủ nghĩa này đề cao các thực hành dựa trên nền tảng tri thức được hệ thống hoá một cách khoa học và dựa trên bằng chứng thực chứng (xác thực qua bằng chứng thực nghiệm, nhưng họ vẫn tôn trọng các giả thuyết mà chưa thể chứng minh được).
Vấn đề vốn ngày càng bị các định nghĩa thiển cận và thô thiển đàn áp hoá.
Và ngay cả khi giản đơn hoá nhất, không ai đồng nhất thực tế và đọc sách (nhu cầu về đời sống tinh thần) là hai mặt tách biệt để có thể triệt tiêu trong cuộc sống. Và phát ngôn như thế cho thấy sự ngây ngô của một con người đại diện cho chính điều mà họ thiếu - đó là đọc sách trở thành gánh nặng của đời sống và, theo nhấn mạnh của thực tế, nó hoàn toàn vô nghĩa.
Dân tộc nào tuyên bố rằng không cần tiếp cận tri thức mà đi chân đất lên được mặt trăng?
Cũng người Do Thái có câu ngạn ngữ kinh điển: đi vạn dặm đường mà không đọc sách thì cũng chỉ là người đưa thư.
Lê Luân
——————
Giá sách đồ sộ là hình được chụp của một trong 8 thư viện sách lớn nhất ở Hàn Quốc (được nhắc đến với kỳ tích bên sông Hàn)
Hình ảnh người nông dân ngồi trên mảnh đất cằn khô nứt nẻ là tại Việt Nam, nơi mà vựa lúa và mạng lưới nước ngọt là niềm tự hào trong khu vực, nay trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Và xin nhắc lại, người Do Thái trở về vùng đất hầu hết là sa mạc, song họ đã biến sa mạc trở thành vùng đất có sự sống và khiến họ trở thành nước có nền nông nghiệp hiện đại hàng đầu thế giới.