Cập nhật thông tin chính xác nhất khi xin visa du lịch Anh quốc 2018

Nếu mang quốc tịch Việt Nam, bạn sẽ cần thị thực (visa) để có thể đến Vương quốc Anh với mục đích thăm viếng.

426 Content Anh1
Nước Anh không thuộc khối Schengen, vì vậy bạn không thể sử dụng visa Schengen đến Anh. (Ảnh: International Traveller)

Nếu là người lớn và muốn đến Vương quốc Anh như một khách du lịch hoặc để thăm người thân, bạn cần phải xin thị thực theo diện khách thăm viếng thông thường.

Để xin được thị thực thăm viếng thông thường, bạn cần chứng minh đủ các điều kiện

1. 18 tuổi trở lên

2. Dự định thăm Vương quốc Anh không quá 6 tháng (hoặc 12 tháng nếu bạn đến cùng với khách thăm viếng học thuật)

3. Dự định rời Vương quốc Anh vào cuối chuyến thăm của mình;

4. Có kinh phí để chi trả và bố trí chỗ ăn ở cho bản thân mình mà không cần phải làm việc hoặc cần tới sự giúp đỡ của các quỹ phúc lợi, hoặc quý vị và bất kỳ người phụ thuộc nào sẽ được tài trợ và được bố trí ăn ở bởi họ hàng hoặc bạn bè.

5. Có thể trang trải kinh phí cho việc quay trở về hoặc đi tiếp

6. Không quá cảnh để đi đến một quốc gia ngoài ‘Khu vực đi lại chung’ (gồm Ai-len, Vương quốc Anh, Đảo Man và Quần đảo Channel).

426 Content Anh2
Vẻ đẹp London – thành phố phát triển và quyến rũ bậc nhất châu Âu. (Ảnh: International Traveller)

Với loạt điều kiện như vậy, giấy tờ cần thiết cho hồ sơ xin visa du lịch Anh sẽ gồm (bản gốc và bản sao với mỗi loại):

1. Mẫu đơn online: Hiện nay thì đương đơn sẽ không còn ký tên trên bản đơn xin visa online được in ra này nữa. Mà kèm theo đó có 1 bản Document Checklist. Người nộp đơn sẽ ký vào cuối của bản danh mục này. Ký trực tiếp trước mặt nhân viên nhận hồ sơ tại Trung tâm VFS

2. Hộ chiếu: Hộ chiếu phải còn hiệu lực ít nhất là 6 tháng.

3. Ảnh hồ sơ: UKVI sẽ sử dụng ảnh chụp cùng những thông tin sinh trắc mà đương đơn được chụp tại Trung tâm VFS

4. Chứng minh nhân dân + Hộ khẩu: Nếu người nào hiện đang đăng ký tạm trú trên 6 tháng tại 1 địa chỉ khác & sử dụng địa chỉ này là địa chỉ hiện tại trong đơn xin visa (trong Application có nhắc đến 2 loại địa chỉ: địa chỉ đăng ký thường trú và địa chỉ nơi mà bạn thường xuyên sống ở đó – địa chỉ liên lạc – UKVI khuyên mình nên sử dụng địa chỉ hiện tại để dễ dàng liên lạc), thì cần nộp thêm Giấy xác nhận tạm trú do Công an Phường/Xã nơi người này DK tạm trú xác nhận. Có nơi sẽ có form mẫu của CA, có nơi mình phải tự làm đơn xin xác nhận.

5. Các hộ chiếu cũ để thể hiện quá trình đi lại trước đây của bạn

6. Bằng chứng về tình trạng hôn nhân của bạn, có thể là giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận quan hệ đồng giới, giấy chứng nhận ly hôn.

7. Bằng chứng về công việc:

Được chứng minh bằng:

– Hợp đồng lao động

– Thư xác nhận của công ty (được in trên Letterhead paper, có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của công ty) về công việc (có thêm thời gian đã làm việc tại Công ty thì càng tốt), về mức lương hiện tại, thời gian dự kiến nghỉ phép đã được chấp thuận, thời gian dự kiến sẽ quay lại làm việc.

– Về việc học tập:

Thư xác nhận của nhà trường về khóa/niên học mà người nộp đơn đang tham gia. Thời gian còn lại của khóa học.
Nếu thời gian du lịch vào mùa hè thì có thể xin xác nhận thời gian dự kiến nghỉ hè & nhập học –> Để chứng minh việc đi du lịch không ảnh hưởng đến việc học

– Đối với người đã nghỉ hưu, thì nộp Quyết định nghỉ hưu.

– Nhà đầu tư, doanh nhân: thì nộp GPDT, GXNDKKD… tương ứng.

8. Chứng minh về tài chính:

Điểm này khá quan trọng. UKVI thường quan tâm đến việc thu nhập, khả năng tài chính của đương sự có thỏa đáng hay không. Thỏa đáng ở đây không đánh giá bằng số tiền nhiều hay ít, mà là số tiền hợp lệ, có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp. Vì thế nếu bạn chứng minh được bạn có 1 số tiền tương ứng phù hợp với các chi phí của chuyến đi, số tiền này có nguồn gốc rõ ràng vẫn tốt hơn nhiều nếu có 1 số tiền rất lớn nhưng không giải thích, chứng minh được nguồn gốc số tiền này thì vẫn có thể bị đặt nghi vấn.

– Nếu như người nộp đơn đang đi làm, nhận tiền qua tài khoản ngân hàng: chứng minh bằng các bản sao kê tài khoản ít nhất là 3 – 6 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ (chứng minh thư nhập thường xuyên, hợp lệ, hợp pháp)

– Giấy xác nhận số dư TK ngân hàng (tốt nhất xin khoảng 10 ngày trước ngày nộp hồ sơ).

– Số tiết kiệm: Để chứng minh cho nguồn gốc số tiền có trong Giấy xác nhận.

– Các giấy tờ khác chứng minh về việc đầu tư của bạn.

– Giấy tờ nhà đất (nếu có).

Cần một văn bản chứng minh khả năng tài chính của bạn, tối thiểu 100 triệu đồng (sao kê tài khoản)

Nếu hồ sơ của bạn viết bằng tiếng Việt, bạn sẽ cần có bản dịch sang tiếng Anh với mỗi loại giấy tờ bạn cung cấp.

9. Thông tin vé máy bay khứ hồi Việt Nam – Vương Quốc Anh.

Lưu ý 1: Thực tế trong hồ sơ xin visa du lịch Anh không có mục này và chính UKVI cũng khuyên là ko nên mua vé, … khi chưa có visa vì có thể sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch và có khả năng mất chi phí này nếu như visa bị từ chối hoặc quá trình đưa ra quyết định kéo dài hơn dự kiến. Nhưng nếu bạn chắc chắn và tự tin mình đỗ visa theo đúng kế hoạch thì có thể đặt vé máy bay trước.

Lưu ý 2: Hiện nay, đối với Visa du lịch, UKVI cũng mong muốn đương đơn nộp thêm chứng cứ của các thành viên còn lại trong gia đình của người nộp hồ sơ vẫn còn ở Việt Nam trong thời gian đương đơn dự định đi du lịch sang Anh

Lưu ý 3:  Đối với visa du lịch, thì mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ của người xin visa với Việt Nam luôn được UKVI xem xét kỹ lưỡng nhất. Để họ có thể đặt niềm tin là bạn sẽ quay trở lại VN sau chuyến đi

Mối quan hệ ràng buộc này có thể chứng minh bằng:

– Công việc hiện tại

– Bất động sản mà người nộp đơn đang sở hữu.

– Đầu tư, kinh doanh – Các thành viên trong gia đình, những người mà người nộp đơn đang có trách nhiệm đang nuôi dưỡng, chăm sóc.. ở VN.

Để chứng minh điều này –> Có thể nộp thêm Bản thông tin chi tiết của các thành viên trong gia đình, nơi DKTT, nơi ở hiện tại & số DT liên lạc. Thư tay xác nhận của thành viên trong gia đình, CMND, HK, hộ chiếu của họ.. nếu muốn)

426 Content Anh3
Vùng nông thôn xinh đẹp với những ngôi nhà cổ tuổi đời trăm năm ở Anh. (Ảnh: Traveller)

Tùy thời gian bạn lưu trú ở Anh Quốc cũng như số lần xuất nhập cảnh mà lệ phí làm visa khác nhau

1. Thời gian lưu trú dưới 6 tháng, số lần xuất nhập cảnh không giới hạn: 2.660.000 đồng.

2. Thời gian lưu trú từ 1 đến 2 năm, số lần xuất nhập cảnh không giới hạn: 9.275.000 đồng.

3. Thời gian lưu trú 5 năm, số lần xuất nhập cảnh không giới hạn: 17.010.000 đồng.

4. Thời gian lưu trú 10 năm, số lần xuất nhập cảnh không giới hạn: 24.570.000 đồng

Tiền lệ phí sẽ được thu bằng tiền mặt, bạn lưu ý điều này.

426 Content Anh4
Thành phố cảng Liverpool – quê hương của ban nhạc lừng danh The Beatles đón hàng triệu du khách ghé thăm mỗi năm. (Ảnh: Travelandlleisure)

Địa chỉ, thời gian nộp hồ sơ xin visa:TRUNG TÂM TIẾP NHẬN HỒ SƠ THỊ THỰC

1.Nếu bạn ở Hà Nội, Trung tâm tiếp nhận hồ sơ thị thực Vương quốc Anh

Địa chỉ: Tòa nhà Gelex, Lầu 3, 52 Lê Đại Hành, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, ViệtNam

Giờ mở cửa:

Giờ nộp hộ chiếu: Thứ Hai đến Thứ Sáu: 08:30-15:00 (Trừ ngày lễ)

Giờ nhận lại hộ chiếu: Thứ Hai đến Thứ Sáu: 13:00-16:00 (Trừ ngày lễ)

2. Nếu bạn ở TP HCM, Trung tâm tiếp nhận hồ sơ thị thực Vương quốc Anh

Địa chỉ: Lầu 5, Tòa nhà Resco, Số 94-96 Đường Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Phí đóng thêm trong trường hợp qúy khách nộp hồ sơ thị thực Anh tại VFS thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam là 55 GBP. Phí 55 GBP này và phí bắt buộc phải thanh toán trực tuyến trên trang web AccessUK. Sau khi thanh toán thành công, khoản phí này sẽ được liệt kê dưới dạng “User Pay Fee” trên trang thanh toán phí, bên dưới mục “Visa Fee” on AccessUK. Phí 55 GBP này cũng được liệt kê trên đơn xin thị thực của quý khách. Mọi thắc mắc về việc thanh toán khoản phí này, vui lòng tham khảo trang FAQ page.

Giờ mở cửa:

Giờ nộp hộ chiếu: Thứ Hai đến Thứ Sáu: 08:30-15:00 (Trừ ngày lễ)

Giờ nhận lại hộ chiếu: Thứ Hai đến Thứ Sáu: 13:00-16:00 (Trừ ngày lễ)

3. Nếu bạn ở Đà Nẵng, Trung tâm tiếp nhận hồ sơ thị thực Vương quốc Anh

Địa chỉ: Lầu 6, Tòa nhà ACB, Số 218 Đường Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Phí đóng thêm trong trường hợp qúy khách nộp hồ sơ thị thực Anh tại VFS thành phố Đà Nẵng – Việt Nam là 55 GBP. Phí 55 GBP này và phí bắt buộc phải thanh toán trực tuyến trên trang web AccessUK. Sau khi thanh toán thành công, khoản phí này sẽ được liệt kê dưới dạng “User Pay Fee” trên trang thanh toán phí, bên dưới mục “Visa Fee”on AccessUK. Phí 55 GBP này cũng được liệt kê trên đơn xin thị thực của quý khách. Mọi thắc mắc về việc thanh toán khoản phí này, vui lòng tham khảo trang FAQ page.

Người xin thị thực lưu ý, hiện nay Trung tâm tiếp nhận thị thực Anh tại VFS thành phố Đà Nẵng có những dịch vụ hỗ trợ như sau:

Dịch vụ thị thực khẩn
Dịch vụ nộp đơn không cần lịch hẹn
Dịch vụ chuyển phát nhanh
Dịch vụ photocopy
Dịch vụ theo dõi tình trạng hồ sơ qua SMS
Dịch vụ lịch hẹn ngoài giờ (Từ 8:00 tới 12:30 sáng ngày thứ 7 trong tuần)
Dịch vụ dịch thuật
Dịch vụ chứng thực
Tất cả các dịch vụ hỗ trợ đều có thể thanh toán trực tuyến, bằng tiền mặt/ thẻ ngân hàng tại trung tâm. Vui lòng truy cập đường link này để thực hiện bước thanh toán trực tuyến.

Giờ mở cửa:

Giờ nộp hộ chiếu: Thứ Hai đến Thứ Sáu: 08:30-15:00 (Trừ ngày lễ)

Giờ nhận lại hộ chiếu: Thứ Hai đến Thứ Sáu: 13:00-16:00 (Trừ ngày lễ)

Sau khi nộp hồ sơ xin visa, bạn sẽ phải chờ từ 7 đến 15 ngày (không tính ngày thứ 7, chủ nhật) để được nhận visa. Thông tin về thời gian nhận visa, hộ chiếu, giấy tờ gốc; bạn sẽ nhận được qua hòm thư điện tử và điện thoại.

Tip: Do hồ sơ xin visit visa thường ít khi phải phỏng vấn mà chủ yếu là chỉ dựa vào những hồ sơ do đưong đơn cung cấp tại trung tâm VFS, và không giới hạn loại giấy tờ. Đương đơn có quyền quyết định loại giấy tờ mình nộp, cho nên việc chuẩn bị và cung cấp đủ và đúng các giấy tờ thích hợp là điều rất quan trọng mang tính quyết định.

Theo Thuy Bullen (nuocanh.info tổng hợp)

Bài liên quan