Việc hàng loạt cửa hàng đóng cửa sẽ khiến 14% phố thương mại, công viên bán lẻ và trung tâm mua sắm bị bỏ trống ở Anh.
18,000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ mặt bằng trong năm nay, gần gấp đôi con số vào năm 2019, khi coronavirus tấn công các doanh nghiệp bán lẻ, nhà hàng và giải trí.
Khi nước Anh chuẩn bị bước vào đợt phong tỏa toàn quốc thứ hai kéo dài một tháng kể từ thứ Năm (5/11), các nhà phân tích tại Công ty Dữ liệu Địa phương (LDC) cảnh báo "rất nhiều" doanh nghiệp giải trí và khách sạn có thể phải đóng cửa vĩnh viễn.
Theo đó, 14% mặt bằng trên con phố thương mại, công viên bán lẻ và trung tâm mua sắm ở Anh sẽ bị bỏ trống – con số cao nhất kể từ khi LDC bắt đầu khảo sát vào năm 2013. Con số hiện tại đã lên tới hơn 13%.
Đây là mức dự báo cho cả năm nay. Tính đến hiện tại, 7,834 cơ sở kinh doanh tuyên bố dừng hoạt động trong nửa đầu năm 2020, tăng 115% so với nửa đầu năm ngoái, do người mua sắm chuyển sang mua hàng trực tuyến trong thời kỳ đại dịch và các doanh nghiệp không chịu được áp lực từ đợt phong tỏa mùa hè, cộng thêm lệnh giới nghiêm 10 giờ tối và sụt giảm lòng tin của người tiêu dùng.
LDC cho biết việc đóng cửa trên diện rộng đã được chuẩn bị từ trước, bắt đầu với những cái tên như Burger King, TSB, H&M và Pizza Hut đều công bố kế hoạch đóng cửa một số chi nhánh hồi tháng 9 vừa rồi. Xu hướng tái cấu trúc sẽ trở nên phổ biến hơn khi lệnh cấm vận chuyển thương mại kết thúc vào tháng tới.
Tháng 9 vừa rồi, hàng loạt cái tên lớn đã thông báo tái cấu trúc
Ngay cả trong trường hợp tốt nhất, LDC dự kiến sẽ có thêm gần 15,000 cửa hàng dừng hoạt động vào năm 2020. Năm 2019, con số này là 9169.
So với doanh nghiệp lớn, các cửa hàng độc lập có khả năng phục hồi cao trong thời kỳ phong tỏa với ít hơn 1% số lượng phải đóng cửa trong nửa đầu năm nay.
Theo nghiên cứu của LDC, có 1,833 cơ sở kinh doanh độc lập ngành khách sạn và giải trí đã đóng cửa trong nửa đầu năm 2020, tương đương với 0.5%. Trong khi 20,019 cửa hàng độc lập dừng hoạt động vĩnh viễn, 18,186 cơ sở khác được mở cửa với nhiều cửa hàng tiện lợi mới do nhu cầu tăng trong thời gian phong tỏa. Ngoài ra, các tiệm cắt tóc, thẩm mỹ viện và tiệm nails vẫn tiếp tục hoạt động bất chấp những hạn chế chặt chẽ trong mùa hè.
Ngược lại, hơn 6,001 (2,8%) chuỗi cửa hàng và cơ sở kinh doanh giải trí dừng hoạt động trong nửa đầu năm - số liệu cao nhất từng được ghi nhận.
Cửa hàng quần áo và bách hóa đã chứng kiến sự thay đổi lớn trong việc bán hàng qua mạng khi hầu hết buộc phải đóng cửa trong ba tháng hè rồi.
Cửa hàng cá cược và điện thoại di động có số lượng đóng cửa cao nhất.
Lucy Stainton, người đứng đầu bộ phận bán lẻ tại LDC, cho biết: “Các số liệu mới nhất về thị trường bán lẻ và giải trí phản ánh những thách thức lĩnh vực bán lẻ và khách sạn gặp phải trong vài tháng qua”.
Bà Stainton giải thích các doanh nghiệp độc lập “chống chịu” tốt hơn vì họ thường có chi phí thấp hơn, được hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ của chính phủ như trả lương cho người đang tạm nghỉ. Ngoài ra, doanh nghiệp độc lập cũng dễ thích ứng hơn, nhanh chóng mang đến các sản phẩm mới và cung cấp dịch vụ tiện lợi như giao thực phẩm tận nhà.
Tuy nhiên, các nhà bán lẻ và doanh nghiệp giải trí vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
“Những con số này chỉ nói lên tác động giai đoạn đầu của đại dịch đối với nền kinh tế bán lẻ trong năm nay với 20% thị trường vẫn tạm thời đóng cửa. Tình hình kinh doanh vẫn còn rất khó khăn trong nhiều tháng tới”, bà Stainon nói.
(Theo The Guardian)