60,000 lao động London sẽ mất việc nếu chính sách giảm thuế VAT cho khách du lịch bị bãi bỏ

Các chuyên gia ước tính London sẽ mất 60.000 việc làm trong các ngành bán lẻ, giải trí và khách sạn nếu chính phủ không thu hồi quyết định miễn thuế cho du khách nước ngoài.

132 1 60000 Lao Dong London Se Mat Viec Neu Chinh Sach Giam Thue Vat Cho Khach Du Lich Bi Bai Bo

Ông Rishi Sunak thông báo khách du lịch sẽ không còn được hoàn thuế VAT đối với hàng hóa mua ở Anh

Tháng trước, Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak thông báo rằng khách du lịch sẽ không còn được hoàn thuế VAT đối với hàng hóa mua ở Anh. Theo ông Sunak, việc này sẽ kiếm lại 521 triệu bảng tiền thuế bị mất vào năm ngoái.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp bán lẻ và du lịch cho rằng nền kinh tế sẽ bị thiệt hại nhiều hơn do Anh quốc sẽ trở thành địa điểm kém hấp dẫn hơn. Đối với nhiều du khách, mua sắm là một trong những hoạt động tuyệt vời nhất ở Anh.

Năm ngoái, khách du lịch nước ngoài đến Anh quốc đã chi 28 tỷ bảng.

Nhóm phân tích Global Blue ước tính việc quyết định ngưng hoàn thuế giá trị gia tăng sẽ khiến nền kinh tế thiệt hại 6 tỷ bảng mỗi năm do khách du lịch ít mua sắm hơn và làm giảm 3,4 tỷ bảng tiền thuế thu được.

London là nơi bị  ảnh hưởng nặng nề nhất, với 3 tỷ bảng sụt giảm trong doanh thu từ ​​chi tiêu của khách du lịch.

Giám đốc điều hành Anne Pitcher của Selfridges cho biết: “Du khách sẽ không đi đâu trong 12-18 tháng, nhưng một khi đã quyết định đi du lịch, họ tính toán rất kỹ về chi phí. Do vậy, việc được hoàn thuế VAT khá quan trọng”.

Sau phát ngôn của ông Sunak, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẽ thu hút khách du lịch giàu có đến Paris bằng cách cung cấp các khoản trợ cấp mua sắm miễn thuế có giá trị lớn hơn.

“Ông ấy (Macron) hẳn đang rất vui”, bà Pitcher nói.

Joanne Milner, giám đốc điều hành của Garrard - công ty kim hoàn lâu đời nhất thế giới cảnh báo quyết định ngưng hoàn thuế VAT sẽ không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp bán lẻ, mà cả ngành dịch vụ, khách sạn, nhà hàng và du lịch.

“Khách du lịch sẽ không đến London khi họ có thể đến những nơi khác ở châu Âu và mua sắm miễn thuế”, bà Milner nói.

Jace Tyrrell, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Quốc tế, nhận định việc này “sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế của Vương quốc Anh hơn là Covid-19”.

"Chúng ta sẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới phát triển bãi bỏ miễn thuế, dẫn đến gần 140.000 lao động trên toàn Vương quốc Anh mất việc”, ông Tyrell nói.

Helen Brocklebank, Giám đốc điều hành của Walpole - cơ quan thương mại cao cấp Anh quốc, đại diện cho hơn 270 thương hiệu từ Burberry đến Jimmy Choo, cho biết bà "hy vọng" quyết định sẽ được thu hồi, vì ông Sunak cho đến nay "là một Bộ trưởng luôn ủng hộ các doanh nghiệp”.

"Điều chúng ta cần làm bây giờ là cuộc đối thoại đối thoại lần hai để xem xét lại  quyết định này”, bà Brocklebank nói, “Không chỉ đối với các doanh nghiệp bán lẻ, toàn bộ hệ sinh thái kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng thực sự tàn khốc. Đây cũng hoàn toàn không phải thời điểm thích hợp để bãi bỏ miễn thuế”.

“Ông Sunak cực kỳ ủng hộ doanh nghiệp và thực sự lắng nghe nhu cầu của chúng tôi trong cuộc khủng hoảng. Chúng tôi rất quan tâm đến sự phục hồi của nền kinh tế và đáp trả những giúp đỡ của chính phủ- nhưng chúng tôi sẽ không thể làm gì do những quyết định như thế này đẩy mô hình kinh doanh của chúng tôi vào rủi ro”, bà Helen chia sẻ.

Du khách nước ngoài đóng góp đến 4,5 tỷ bảng Anh doanh thu của các thành viên thuộc Walpole.

“Mua sắm miễn thuế chỉ là một phần rất nhỏ trong số đó, nhưng lại là điểm nhấn tạo nên sức hấp dẫn cho Vương quốc Anh ... Đó là một hệ sinh thái, và tôi nghĩ rằng điều đó chưa được xem xét kỹ”, bà Helen giải thích.

Nhiều thương hiệu của Anh vốn đã chịu rất nhiều áp lực do tác động của coronavirus. Chỉ một cú sốc nhỏ nào cũng có thể quá sức chịu đựng của họ. “Một số cái tên lớn có thể phải đóng cửa”, bà Helen cảnh báo.

Bộ Tài chính cho biết du khách có thể nhận lại tiền thuế  VAT bằng cách gửi sản phẩm về nhà qua đường bưu điện.

Câu chuyện của một doanh nghiệp

Kathryn Sargent là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất được làm Thợ trưởng ở Savile Row, tại nhà may Gieves & Hawkes có tuổi đời hàng thế kỷ.

Người phụ nữ 46 tuổi này đã trở thành Nữ thợ may đầu tiên của Anh đạt đến cấp Master trong ngành và hiện đang  điều hành việc kinh doanh mang tên mình trong tám năm qua.

132 2 60000 Lao Dong London Se Mat Viec Neu Chinh Sach Giam Thue Vat Cho Khach Du Lich Bi Bai Bo

Bà Sargent là nữ thợ may đầu tiên đạt cấp Master

Bà Sargent nhận định một phần khách hàng ở nước ngoài muốn mua đồ may thủ công ở London do họ có thể bù đắp chi phí chuyến bay của họ bằng tiền thuế được hoàn tại sân bay.

"Tôi đã nói chuyện với một khách hàng ở Washington về [sự thay đổi chính sách], và nhận được câu trả lời 'Cái gì? Điều đó thật điên rồ, đó là chính sách kinh tế tồi tệ'”, bà Sargent nói, "Khách hàng của tôi sống ở khắp nơi trên thế giới, hai phần ba hàng hóa của tôi được xuất khẩu. Khách của tôi đến London may một bộ đồ riêng và xem thợ may của họ làm việc trong khi dành thời gian ở thử đô.  Cuối cùng, khi đến lấy đồ, họ có lí do thích hợp cho chuyến đi vì được hoàn thuế VAT”.

Bà Sargent cho biết “mua sắm miễn thuế thực sự tạo ra sự khác biệt lớn đối với bộ đồ trị giá 5,000 bảng” bà đang làm.

Bà ấy cũng cho rằng “chúng ta không thể chỉ dựa vào London là một thành phố tuyệt vời, chúng ta phải tạo ra lợi thế cạnh tranh”.

"Tôi muốn thấy quyết định này được thu hồi", bà Sargent chia sẻ.

(Theo Evening Standard)

Bài liên quan