Anh Quốc và các nước phương Tây ngày nay rất thoải mái và tự do trong việc tìm hiểu bạn trai bạn gái cũng như kết hôn. Bài viết dưới đây Nuocanh.info xin được đề cập tới 1 số thủ tục cần thiết ở Anh Quốc nếu bạn muốn cưới 1 ai đó.
Hẹn hò
Hẹn hò thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên dù bây giờ, những đứa trẻ ở tuổi tiểu học đã bắt đầu có bạn trai, bạn gái từ lúc tám tuổi.
Theo truyền thống, những cô gái phải đợi các chàng trai hẹn hò trước, nhưng ngày nay, mọi thứ đã trở nên bình đẳng.
Hôn nhân
Tuổi nào có thể kết hôn theo pháp luật?
Ở Anh và xứ Wales, công dân Anh không thể kết hôn ở tuổi 16, 17 mà không có sự đồng ý của bố mẹ. Ở UK, tuổi cho phép quan hệ tình dục ở nữ là 16 tuổi.
Ở Scotland, nam và nữ từ 16 tuổi được phép kết hôn mà không cần sự đồng ý của bố mẹ.
Kết hôn được tổ chức ở:
– Văn phòng đăng ký (Register Office )
– Nhà thờ ở England (church of the Church of England), Wales, Ireland, Giáo hội Trưởng Lão (Presbyterian) hoặc Giáo hội Công Giáo (Roman Catholic Church) ở N. Ireland
– Giáo đường Do Thái hay một nơi riêng tư khác nếu cả hai đều là người Do Thái (Jewish)
– Bất kỳ một tòa nhà tôn giáo nào miễn là cả hai đều đã đăng ký tại Registrar General
– Những nơi được cho phép bởi chính quyền địa phương
– Nơi mà một trong hai người bị bệnh nặng và không có khả năng phục hồi
– Nhà của một trong hai người nếu người đó không có khả năng ra khỏi nhà, ví dụ như người đó có khuyết tật nghiêm trọng hay bị bệnh “agoraphobic”
– Tại bệnh viện nếu một trong hai người không thể rời khỏi hoặc là bị giam giữ như một bệnh nhân tâm thần nội trú
– Trong nhà tù nếu một trong hai người đang ở tù
Hôn nhân ngày nay
Xu hướng kết hôn ngày nay có vẻ trễ hơn. Nhiều cặp đôi thường sống chung với nhau trước hôn nhân vì nhiều lý do ví dụ như vì tình hình tài chính
Đám cưới
Hơn một nửa đám cưới ở Anh diễn ra tại văn phòng đăng ký hôn nhân địa phương và phần còn lại tổ chức theo những nghi lễ tôn giáo khác nhau.
Nhiều cặp tổ chức hôn lễ trong nhà thờ, hôn nhân được tuyên bố tại nhà thờ trong ba ngày chủ nhật trước khi tiến hành lễ cưới
Chú rễ sẽ chọn người đàn ông thân nhất “the Best Man” để trông coi nhẫn cưới trong suốt nghi lễ kết hôn.
Ngày đám cưới
Nếu chú rể nhìn thấy cô dâu vào ngày cưới trước khi các nghi thức được tiến hành là điều không may mắn.
Theo truyền thống, cô dâu bận đầm trắng và chú rễ bận com-lê (có nón và đuôi)
Có thể có thêm phù dâu (bridesmaids) và phù rễ (pageboys)
Cô dâu và chú rể tuyên thề, trao nhẫn cho nhau và cùng nhau ký vào bản đăng ký kết hôn
Sau nghi thức đám cưới
Khách mời được mời dự tiệc và những lễ kỷ niệm khác trong tương lai, gọi là tiệc chiêu đãi (Wedding Reception).
Những món quà do khách mời tặng cô dâu chú rể được đặt trên bàn trong phòng chiêu đãi.
Theo truyền thống, người đàn ông thân nhất “the Best Man”, cha của cô dâu và chú rễ sẽ đọc diễn văn trong tiệc chiêu đãi
Bánh cưới
Theo truyền thống, trong tiệc cưới luôn có một chiếc bánh cưới đặc biệt, thường có trên hai tầng. Mỗi tầng bánh thường làm bởi nhiều loại bánh có hương vị khác nhau để đám ứng các khẩu vị khác nhau của khách mời.
Theo phong tục thì tầng bánh thứ ba hoặc thứ tư trên cùng được giữ lại để làm lễ rửa tội cho đứa con đầu tiên của cô dâu chú rể.
Tuần trăng mật
Theo truyền thống, cô dâu chú rể sẽ đi nghĩ mát trong tuần trăng mật “honeymoon” sau khi đám cưới diễn ra
Sự thật thú vị
Cách đây hàng thế kỷ, cô dâu chú rể thường uống rượu mật ong trong vòng một tháng sau đám cưới. Một tháng được gọi là “moon” nên có cách gọi “honeymoon”
Những sự mê tín trong đám cưới
Cô dâu chú rể không được gặp nhau vào ngày cưới ngoại trừ tại bàn thờ
Cô dâu không được mặc nguyên bộ áo cưới trước ngày cưới
Để được may mắn, cô dâu phải bận một thứ gì đó được cho mượn, một thứ gì đó có màu xanh dương, một thứ gì đó cũ và một thứ mới (something borrowed, something blue, something old and something new).
Chú rể phải bế cô dâu qua khỏi ngưỡng cửa nhà
Nguồn: https://viethome.co.uk/