Giải cứu thành công 41 công nhân ở Ấn Độ: Kỳ tích của những người thợ 'đào hang chuột'

Việc giải cứu thành công 41 công nhân sau 17 ngày bị mắc kẹt trong đường hầm Silkyara ở bang Uttarkashi, Ấn Độ đã tạo ra nhiều cảm xúc. Những người thợ 'đào hang chuột' đã trở thành người hùng.

1 Giai Cuu Thanh Cong 41 Cong Nhan O An Do Ky Tich Cua Nhung Nguoi Tho Dao Hang Chuot

Công nhân đầu tiên ra khỏi hầm bằng cáng đẩy trong đường ống thoát hiểm - Ảnh: TIMES OF INDIA

19h28 tối (giờ địa phương) ngày 28-11, khi công nhân mắc kẹt đầu tiên, Vijay Horo, được nhân viên Lực lượng ứng phó thảm họa quốc gia (NDRF) đưa ra bằng cáng. Tiếng reo hò đầy cảm xúc vang lên từ các nhân viên cứu hộ.

Thủ hiến bang Uttarakhand, Pushkar Singh Dhami đã đứng trước đường hầm để đón các công nhân được đưa từ lòng đất lên sau 17 ngày bị mắc kẹt từ 12-11. 

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đánh giá đây là “tấm gương tuyệt vời về lòng nhân đạo, tinh thần đồng đội”. 

2 Giai Cuu Thanh Cong 41 Cong Nhan O An Do Ky Tich Cua Nhung Nguoi Tho Dao Hang Chuot

Thủ hiến bang Uttarakhand, Pushkar Singh Dhami chào đón các công nhân thoát nạn - Ảnh NDTV

Trong họa có phúc

Sau khi đường hầm sập được khai thông, tất cả 41 nạn nhân đều được đưa ra ngoài. Họ được kiểm tra nhanh sức khỏe ngay tại hiện trường cứu nạn. 

"Tất cả được xác nhận khỏe mạnh. Hầu hết họ có huyết áp tăng cao do lo lắng và ở trong hầm quá lâu và bước đầu họ được cho uống ngay thuốc chống lo âu”, một trong những bác sĩ tiến hành kiểm tra cho biết.

Theo ông Anurag Jain, thư ký của Bộ Giao thông đường bộ và đường cao tốc Ấn Độ (MoRTH), may mắn là mọi việc đều thuận lợi, bao gồm khả năng tiếp cận điện, nước và không gian rộng rãi của những công nhân mắc kẹt. 

"Sau đó khi chúng tôi thiết lập đường cung cấp dụng cụ cấp cứu, thực phẩm… tình hình trở nên dễ quản lý hơn" - ông Jain nói thêm. 

3 Giai Cuu Thanh Cong 41 Cong Nhan O An Do Ky Tich Cua Nhung Nguoi Tho Dao Hang Chuot

Hàng dài xe cứu thương chờ đón đưa các công nhân về bệnh viện. REUTERS

Thủ hiến bang Uttarakhand, ông Dhami thông báo hỗ trợ tài chính trị 10.000 Rupee Ấn Độ (khoảng 3 triệu đồng) mỗi công nhân. 

Ngoài ra, chính quyền bang sẽ chịu mọi chi phí điều trị đồng thời cầu cơ quan điều hành dự án đường hầm cho các công nhân nghỉ phép từ 15-20 ngày để giúp họ ổn định sức khỏe và tinh thần.

Những người thợ "đào hang chuột"

Trở ngại lớn nhất của quá trình cứu hộ chính là sự cố của máy khoan dùng để khoan lối thoát hiểm qua đống đổ nát. Hôm 24-11, các cánh khoan của cỗ máy đã mắc kẹt trong lối đi, khiến nỗ lực cứu hộ qua tuyến đường hầm chính phải dừng lại trong hơn 60 giờ.

Bày tỏ sự tuyệt vọng trước tình hình khó khăn, Haridwar Sharma, anh trai của công nhân Sushil Sharma nằm trong số những người bị mắc kẹt bên trong, cho biết: "Chúng tôi cảm thấy đó là sự bất hạnh và giờ đây chỉ có phép màu mới có thể mang lại sự thay đổi".

4 Giai Cuu Thanh Cong 41 Cong Nhan O An Do Ky Tich Cua Nhung Nguoi Tho Dao Hang Chuot

Nhân viên cứu hộ chờ trước đường ống thoát hiểm - Ảnh: TIMES OF INDIA

Lúc này NDRF phải nhờ đến sự chi viện của những người thợ đào hang bằng tay lão luyện, thường được gọi là thợ "đào hang chuột".

“Phép lạ” mà mọi người mong đợi đã thành hiện thực nhờ một nhóm thợ"đào hang chuột" này. Họ được đưa đến để đào thủ công qua đoạn đổ nát cuối cùng - khoảng 12m - sau khi các bộ phận của máy khoan bị gãy được dọn sạch khỏi lối thoát hiểm.

Phần cuối cùng của cuộc giải cứu này là giai đoạn thử thách lòng quyết tâm và sức chịu đựng của những người cứu hộ ở hai đầu đống đổ nát dài 57m.

Bắt tay vào làm việc vào tối 27-11, những người thợ đào hang được trang bị xẻng và thuổng đã đào hết đống mảnh vụn cuối cùng vào sáng 28-11, đạt được kết quả trong vòng chưa đầy 24 giờ so với những gì mà máy khoan đã có thể làm được trong nhiều ngày qua.

5 Giai Cuu Thanh Cong 41 Cong Nhan O An Do Ky Tich Cua Nhung Nguoi Tho Dao Hang Chuot

Đường ống thoát hiểm được đưa vào hầm - Ảnh: TIMES OF INDIA

Sau khi những người thợ đào tới căn hầm nơi các công nhân bị nạn trú ẩn, nhân viên cứu hộ sử dụng các đường ống có đường kính 800mm được hàn lại với nhau và đẩy vào trong, dùng làm đường hầm thoát hiểm. Cuối cùng các công nhân mắc kẹt thoát ra ngoài qua đường ống này.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online

Bài liên quan