Nga còn lại bao nhiêu hỏa lực sau 2 năm xâm lược Ukraine?

Bất chấp những tổn thất chồng chất, nặng nề sau hai năm Nga đưa quân xâ chiếm Ukraine, lực lượng Nga vẫn đang cho thấy sức bền cả về quân lực lẫn vũ khí.

1 Nga Con Lai Bao Nhieu Hoa Luc Sau 2 Nam Xam Luoc Ukraine

Hạm đội Biển Đen ban đầu sở hữu khoảng 80 tàu chiến. Kiev tuyên bố đã phá hủy 27 chiếc trong số này, buộc ít nhất 15 chiếc phải sửa chữa và tạm loại khỏi vòng chiến đấu. Trụ sở của Hạm đội Biển Đen tại thành phố cảng Sevastopol, bán đảo Crimea cũng bị tập kích.

2 Nga Con Lai Bao Nhieu Hoa Luc Sau 2 Nam Xam Luoc Ukraine

Nga được cho là đang tăng cường quy mô, năng lực quân sự để chuẩn bị cho nguy cơ xung đột với NATO (Ảnh minh họa: TASS).

Trong những tháng đầu tiên của năm 2024, lực lượng Ukraine đã phải chật vật chống trả kế hoạch tấn công "bằng mọi giá" của Nga vào khu vực miền Đông Donbass, bao gồm Lugansk và Donetsk.

Nga liên tục huy động lực lượng. Vào tháng 8/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu mở rộng quy mô binh sĩ tại ngũ thêm khoảng 13%, nâng tổng quân số lên 1,15 triệu người. Ngay sau đó, nhà lãnh đạo Nga tiếp tục ra lệnh "huy động một phần", gọi 300.000 quân dự bị vào tháng 9/2022.

Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại Anh, các lực lượng vũ trang Nga hiện có khoảng 1,1 triệu người. Moscow có thêm 1,5 triệu quân nhân dự bị trên mọi chiến tuyến.

Về vũ khí, dù sở hữu nguồn lực áp đảo so với Ukraine, Nga đang phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề hơn. Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ quân đội Nga đã mất 2.200 xe tăng trong tổng số 3.100 chiếc khi xung đột nổ ra, trong đó có hàng chục chiếc T-90 hiện đại.

Để bù đắp cho tổn thất này, những mẫu xe tăng đời cũ như T-62 sản xuất vào những năm 1970 đã được đưa vào sử dụng. Hiện Moscow có khoảng 1.300 xe tăng trong tình trạng chiến đấu, một số dòng xe tăng cũ đã được chuyển đổi thành bệ bắn cố định, thậm chí còn được trang bị thuốc nổ nhằm phục vụ nhiệm vụ tự sát (VBIED).

Cũng theo báo cáo của IISS, Nga còn khoảng 1.750 xe tăng các loại, trong đó có hơn 200 chiếc T-90, chưa tính đến 4.000 xe tăng khác đang được lưu trữ.

Đạn pháo đóng vai trò thiết yếu đối với chiến dịch quân sự của Nga. Moscow đã tiêu tốn một lượng đạn pháo lớn sau hơn 2 năm xung đột. Để bù đắp, Nga đã tăng cường sản xuất đạn pháo với quy mô gấp nhiều lần trước xung đột.

Về lĩnh vực không quân, Moscow không thể chiếm ưu thế dù có lợi thế về mặt số lượng trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Kiev tuyên bố đã bắn rơi 347 máy bay Nga kể từ tháng 2/2022.

Tuy nhiên, các chiến đấu cơ của Moscow vẫn đang chứng minh sức mạnh then chốt trên mặt trận miền Đông Ukraine bằng cách sử dụng bom lượn để tấn công vào các điểm nóng như thành trì Avdiivka. Ngoài ra, lực lượng không quân nước này tiếp tục phóng tên lửa tầm xa nhằm vào cơ sở hạ tầng tại các thành phố của Ukraine.

Theo ước tính của Kiev, Moscow vẫn còn khoảng 900 trong số 2.300 tên lửa chiến lược trước khi xung đột bùng nổ. Ngoài ra, theo báo cáo của IISS, Nga có khoảng 1.169 chiến đấu cơ, bao gồm các dòng chủ chốt như máy bay ném bom, tấn công mặt đất đến tiêm kích hải quân.

Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất ở chỗ những thất bại ngoài dự liệu của Moscow lại xảy ra trên biển, nơi hải quân Nga áp đảo hoàn toàn lực lượng Kiev. Hạm đội Biển Đen là 1 trong 4 lực lượng chính của Nga cùng với các Hạm đội Baltic, Thái Bình Dương và phương Bắc.

Hạm đội Biển Đen ban đầu sở hữu khoảng 80 tàu chiến. Kiev tuyên bố đã phá hủy 27 chiếc trong số này, buộc ít nhất 15 chiếc phải sửa chữa và tạm loại khỏi vòng chiến đấu. Trụ sở của Hạm đội Biển Đen tại thành phố cảng Sevastopol, bán đảo Crimea cũng bị tập kích.

Hình ảnh vệ tinh được các hãng truyền thông phương Tây lan truyền cho thấy nhiều cơ sở ụ tàu quan trọng đã bị hư hỏng nặng. Trong số đó, tên lửa dẫn đường Moskva, tàu ngầm tấn công Rostov-na-Donu, tàu hộ tống Ivanovets và tàu đổ bộ Caesar Kunikov đang chịu những tổn thất nghiêm trọng nhất.

Tuy nhiên, giới phân tích phương Tây cho rằng, bằng việc chuyển sang nền kinh tế thời chiến, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng, Nga đã nhanh chóng bổ sung nguồn lực quân sự. Moscow được cho là đang chuẩn bị không chỉ cho cuộc chiến lâu dài ở Ukraine mà còn một cuộc xung đột tiềm tàng với NATO.

Theo Newsweek

Bài liên quan