Anh điều tàu sân bay 4 tỷ USD tới Thái Bình Dương để “nắn gân” Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson vào cuối ngày 11.2 đã thông báo Anh chuẩn bị điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tới vùng biển tranh chấp ở Thái Bình Dương, nhằm phô diễn 'sức mạnh cứng' với Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson hôm thứ hai đã có bài phát biểu tại Viện Nghiên cứu quốc phòng và an ninh Hoàng gia Anh (RUSI) ở thủ đô London, nơi ông công bố kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang nhằm tăng “quy mô và sát thương”.

132 1 Anh Dieu Tau San Bay 4 Ty Usd Toi Thai Binh Duong De Nan Gan Trung Quoc

Tàu sân bay HMS Nữ hoàng Elizabeth - tàu chiến lớn nhất của Hải quân Anh - Ảnh: Reuters

Trong bài phát biểu quan trọng về chiến lược quân sự mới của đất nước, Bộ trưởng Williamson đã thông báo về việc huy động tàu sân bay mới của Hải quân hoàng gia - tàu sân bay HMS Nữ hoàng Elizabeth - triển khai tới vùng biển tranh chấp ở Thái Bình Dương nhằm thể hiện “sức mạnh cứng" của xứ sở sương mù.

Ông Gavin Williamson cho biết nhiệm vụ đầu tiên của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ bao gồm sự hiện diện ở các khu vực Địa Trung Hải, Trung Đông và Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh cũng nói rằng Anh đang đứng trước cơ hội lớn nhất sau 50 năm để khẳng định lại vị thế của mình sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu, đồng thời ông cũng bày tỏ phản đối trước các hành vi “gây hấn” và sẵn sàng có những động thái đáp trả phù hợp.

Ngoài ra, ông Williamson khẳng định sẽ duy trì chính sách can thiệp của Vương quốc Anh và nêu ra cái giá phải trả khi không có hành động đối với các cuộc khủng hoảng toàn cầu thường "cao tới mức không thể chấp nhận được”.

Ông cũng thông báo thêm về việc Anh nhiều khả năng "có thể phải hành động" trong tương lai để đối đầu với Nga và Trung Quốc – hai nước đang được cho là "hồi sinh mạnh mẽ" trong việc tái xây dựng lại lực lượng vũ trang.

Những bình luận trên của Bộ trưởng Quốc phòng Anh được đưa ra trong bối cảnh Hải quân Hoàng gia Anh trước đó, đã điều tàu chiến HMS Albion đi qua các khu vực ở Biển Đông - một tuyến hàng hải chiến lược và quan trọng về kinh tế, nhằm thách thức các “yêu sách chủ quyền quá đáng” của Trung Quốc.

Vào tháng 9.2018, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ hy vọng rằng "Anh sẽ thực thi lập trường không can thiệp vào các vấn đề Biển Đông, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc và không làm xáo trộn sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước”.

theo Một Thế Giới

Bài liên quan