Anh muốn mở căn cứ ở nước ngoài, Nga lạnh giọng...

Trước tuyên bố Anh sẽ mở các căn cứ quân sự mới ở Caribbean và châu Á, Nga khẳng định sẽ đáp trả dầu đủ.

Moscow có quyền đáp trả thỏa đáng, nếu các căn cứ quân sự mới của Vương quốc Anh gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với Nga và các đồng minh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết hôm thứ Sáu.

"Các tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Anh ủng hộ quân sự hóa hơn nữa, chính sách này của Anh gây ra nhiều hệ quả, mà ít nhất là sự hoang mang", nhà ngoại giao Nga chỉ trích.

"Vương quốc Anh, giống như bất kỳ quốc gia nào khác, độc lập trong việc xây dựng kế hoạch phát triển quân sự của riêng mình.

Tuy nhiên, trong bối cảnh căng thẳng quân sự và chính trị trên thế giới như hiện tại, để giải quyết một cách hòa bình các tình huống khủng hoảng, các tuyên bố về ý định xây dựng sự hiện diện quân sự ở các nước thứ ba có tính chất phản tác dụng, gây bất ổn và thường mang các ý nghĩa khiêu khích", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nói.

"Đương nhiên, nếu bất kỳ biện pháp nào tạo ra mối đe dọa đối với an ninh của Nga và các đồng minh được thực thi, Nga có quyền có các hành động trả đũa đầy đủ", nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh, ông Gavin Williamson, trước đó tuyên bố rằng chính quyền Anh đang lên kế hoạch tạo ra các căn cứ quân sự mới ở châu Á và khu vực Caribbean sau khi Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu.

132 1 Anh Muon Mo Can Cu O Nuoc Ngoai Nga Lanh Giong

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson (giữa) gặp thủy thủ hải quân Ukraine ở Odessa, 21/12/2018

 

Cụ thể, hôm 2/1, Bộ trưởng Williamson tiết lộ với The Sunday Telegraph rằng Anh đang chuẩn bị kế hoạch để mở 2 căn cứ quân sự ở Đông Nam Á, có thể là tại Brunei và Singapore.

"Đây là thời khắc quan trọng nhất của chúng tôi với tư cách là một quốc gia kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Đây là thời điểm chúng tôi có thể định hình lại chính mình theo một cách hoàn toàn khác. Chúng tôi có thể thực sự đóng vai trò trên trường quốc tế như cách thế giới vẫn kỳ vọng vào chúng tôi", ông Williamson nhấn mạnh.

Như Bộ trưởng Quốc phòng Anh đã chỉ ra, Vương quốc Anh nên cho các quốc gia khác biết rằng một lần nữa họ sẽ trở thành một "nhân tố toàn cầu" và từ bỏ cái gọi là chiến lược Đông Salsa năm 1968, trong đó Anh rút khỏi các căn cứ quân sự, nơi đầu tiên được áp dụng là Đông Nam Á.

Ni Lexiong, chuyên gia hải quân tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải cho rằng Anh đang củng cố vai trò đồng minh chiến lược quan trọng bậc nhất của mình với Mỹ sau khi họ rời khỏi EU.

Nếu tại Đông Nam Á, Anh mở căn cứ ở đây nhằm vào việc đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Có thể London chưa có những hạm đội hàng không mẫu hạm kiểu Mỹ, nhưng các căn cứ ở nước thứ ba sẽ định hình lại chiến lược quân sự của họ.

Trong khi đó, ông Ni Lexiong cho rằng căn cứ mà Anh muốn thành lập ở Caribbean là sự hậu thuẫn cho Mỹ ở khu vực vốn được Washington coi là sân sau. Tuy nhiên sân sau này đang có nhiều biến động chính trị và có sự tương tác cởi mở với Nga.

Rất có thể, Nga sẽ có những thỏa thuận với các quốc gia ở khu vực Caribbean và cũng thành lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài như cách Anh đang theo đuổi.

Nguồn: Minh Hoàng/ Baodatviet.vn

Bài liên quan