Bảo tàng Anh xem xét trả lại tượng đá khổng lồ cho đảo Phục Sinh

Phái đoàn của Bảo tàng Anh quốc đã tới đảo Phục Sinh để bàn luận về việc trả lại bức tượng đá mà người Anh đã lấy đi từ hòn đảo vào năm 1869.

132 1 Bao Tang Anh Xem Xet Tra Lai Tuong Da Khong Lo Cho Dao Phuc Sinh

Theo CNN, phái đoàn của Bảo tàng Anh sẽ thảo luận với các cư dân trên đảo về việc trao trả lại bức tượng có tến Hoa Hakananai'a - có nghĩa là "người bạn bị đánh cắp" trong tiếng bản địa.

Bức tượng được lấy đi khỏi đảo Phục Sinh vào tháng 11/1868 bởi thủy thủ đoàn của tàu HMS Topaze, dưới sự chỉ huy của đại tá hải quân Richard Powel. Sau khi con tàu trở về London năm 1869, bức tượng được đem tới cho Nữ hoàng Victoria, người ra lệnh đưa nó đến trưng bày tại Bảo tàng Anh.

"Nước Anh nắm giữ linh hồn chúng tôi"

Đảo Phục Sinh, có tên trong tiếng địa phương là Rapa Nui và tên tiếng Tây Ban Nha là Isla de Pascua, là hòn đảo nằm ở phía nam Thái Bình Dương, thuộc chủ quyền của Chile.

Hòn đảo núi lửa này nổi tiếng thế giới với các bức tượng khổng lồ bằng đá với hình dáng và khuôn mặt con người. Theo Bảo tàng Anh, có khoảng 887 bức tượng kiểu này được dựng lên giữa năm 1100 và 1600 sau Công nguyên.

Tháng 11/2018, Thống đốc đảo Phục Sinh, bà Tarita Alarcon Rapu đến thăm Bảo tàng Anh và bày tỏ nguyện vọng muốn bức tượng được đem trở lại hòn đảo dưới dạng cho mượn. Hoa Hakananai'a là một trong những bức tượng được sùng kính nhất trên đảo và được người dân bản địa coi là chứa đựng linh hồn của tổ tiên họ.

"Chúng tôi đều đến đây, nhưng chúng tôi chỉ là thân thể - nước Anh đang nắm giữ tâm hồn của chúng tôi", bà Alarcon Rapu nói với các phóng viên khi đó.

"Và có lẽ đây là thời điểm thích hợp để mang bức tượng trở lại với chúng tôi trong một thời gian nhất định, để con cháu chúng tôi và tôi có thể nhìn thấy ông ấy. Các bạn đã giữ ông ấy trong 150 năm, hãy cho chúng tôi vài tháng để có thể nhìn thấy ông ấy trên đảo", bà Alarcon Rapu cho biết.

Cư dân trên đảo và các nhóm thổ dân bản địa cũng đã kêu gọi trả lại bức tượng về đảo Phục Sinh.

132 2 Bao Tang Anh Xem Xet Tra Lai Tuong Da Khong Lo Cho Dao Phuc SinhNhững bức tượng đá khổng lồ trên đảo Phục Sinh, có chiều cao trung bình từ 2-3 mét và nặng tới hơn 4 tấn. Các nhà khoa học vẫn chưa thể chắc chắn bằng cách nào những bức tượng này được dựng lên. Ảnh: AFP.

Chia sẻ với CNN, người phát ngôn của Bảo tàng Anh cho biết: "Bảo tàng rất hân hạnh khi cử đi những đại diện tới thăm đảo Phục Sinh để đáp lại chuyến thăm của nhóm thổ dân bản địa thực hiện hồi tháng 11/2018. Chúng tôi hy vọng sẽ có thể tiếp tục các cuộc thảo luận thân mật và hữu ích bắt đầu từ tháng 11/2018, tiếp tục phát triển và xây dựng mối quan hệ với người dân trên đảo".

Phái đoàn của Bảo tàng Anh gồm có bà Lissant Bolton, người phụ trách quản lý bộ phận châu Phi, châu Mỹ và khu vực Oceania (các đảo ở Đại Tây Dương). Đi cùng bà là ông Gaye Sculthorpe, quản lý bộ sưu tập Oceania tại viện bảo tàng.

Phong trào đòi lại cổ vật

Các bảo tàng ở châu Âu đang đối mặt với việc các chính phủ khắp nơi trên thế giới yêu cầu trả lại cổ vật mà thực dân châu Âu lấy đi trong các cuộc thám hiểm và xâm chiếm trước đây.

132 3 Bao Tang Anh Xem Xet Tra Lai Tuong Da Khong Lo Cho Dao Phuc SinhBức tượng Hoa Hakananai'a được trưng bày ở Bảo tàng Anh. Ảnh: AFP.

Hồi tháng 3, một bảo tàng ở Na Uy đồng ý trao trả lại hàng nghìn hiện vật cho đảo Phục Sinh. Chúng bị lấy đi bởi nhà thám hiểm Thor Heyerdahl trong hai chuyến đi vào thế kỷ 20. Con trai của nhà thám hiểm, ông Thor Heyerdahl Jr đã ký một thỏa thuận với Bộ trưởng Văn hóa, Nghệ thuật và Di sản Chile Consuelo Valdes trong lễ trao trả được tổ chức tại thành phố Santiago.

Cũng vào tháng 11/2018, Bảo tàng Anh đạt thỏa thuận với Nhóm Đối thoại Benin để đem bộ sưu tập Benin Bronzes - bao gồm những hiện vật vô giá được lấy đi từ Vương quốc Benin - trở lại đất nước, nay là Nigeria, để phục vụ một buổi triển lãm ngắn.

Bảo tàng Anh cũng đối mặt với yêu cầu của HY Lạp về việc trả lại bộ sưu tập Elgin Marbles, có tên khác là những tác phẩm điêu khắc đền Parthenon. Bảo tàng lý giải những hiện vật này được lấy đi một cách hợp pháp dưới sự cho phép của nhà chức trách từ đế quốc Ottoman, vốn đang cai trị Hy Lạp lúc đó và là "một phần di sản chung của mọi người và vượt qua ranh giới văn hóa".

(theo Zing)

Bài liên quan