Các hãng dược phẩm lớn lên kế hoạch đối phó với Brexit

Ngày 1/8, hai hãng dược phẩm Sanofi (Pháp) và Novartis (Thụy Sĩ) cho biết đã lên kế hoạch gia tăng kho dự trữ thuốc tại Vương quốc Anh nhằm chuẩn bị cho nguy cơ bị gián đoạn nguồn cung trong kịch bản xấu nhất là Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) còn gọi là Brexit mà không đạt được thỏa thuận nào về lĩnh vực này.  Trong khi đó, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (cơ quan chịu trách nhiệm điều phối vấn đề an toàn dược phẩm tại EU) đã cảnh báo nguy cơ có nhiều người mất việc làm và chi phí tốn kém hơn so với dự kiến trong một số lĩnh vực hoạt động khi phải di chuyển trụ sở từ London đến Amsterdam. Cơ quan có chức năng tương tự như Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm của Mỹ này dự kiến cắt giảm khoảng 30% nhân lực để chuẩn bị cho việc di chuyển trụ sở vào tháng 3/2019.  Tháng trước, hãng dược phẩm AstraZeneca cũng tuyên bố kế hoạch gia tăng kho dự trữ dược phẩm của họ tại Vương quốc Anh thêm 20%.  Hãng sản xuất thuốc chống ung thư lớn nhất thế giới Roche cũng khẳng định đang tiến hành “những hoạt động cần thiết” xem xét, đánh giá mức độ dự trữ thuốc của mình nhằm đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của bệnh nhân.  Tuần trước, hãng dược phẩm lớn nhất Vương quốc Anh GlaxoSmithKline cho biết đã tiến hành các biện pháp nhằm bảo đảm nguồn cung cấp dược phẩm và vắc-xin trước khi Anh rời khỏi EU, song không cung cấp thông tin cụ thể.  Nguồn cung hàng ngàn loại dược phẩm hiện đang có nguy cơ bị gián đoạn nếu Vương quốc Anh rời EU mà không đạt được một thỏa thuận nào về vấn đề này. Điều này đã buộc các hãng sản xuất dược phẩm phải tích cực chuẩn bị việc xin cấp lại các giấy phép kinh doanh và thử nghiệm dược phẩm để có thể đảm bảo các sản phẩm của họ tiếp tục được tiêu thụ trên thị trường.  Các hãng dược phẩm hàng đầu đã bày tỏ sự cần thiết phải để ngành dược phẩm tiếp tục được duy trì hoạt động trong một hệ thống pháp luật của châu Âu. Trong khi đó, các nhà làm luật Vương quốc Anh cũng cho rằng cần thiết phải có một thỏa thuận cho phép nước này được tiếp tục tham gia vào một bộ khung pháp lý dược phẩm của châu Âu. Tuy vậy, hiện vẫn chưa rõ liệu thỏa thuận này có được hoàn tất trong các cuộc đàm phán mở rộng của EU hay không. 

Ngày 1/8, hai hãng dược phẩm Sanofi (Pháp) và Novartis (Thụy Sĩ) cho biết đã lên kế hoạch gia tăng kho dự trữ thuốc tại Vương quốc Anh nhằm chuẩn bị cho nguy cơ bị gián đoạn nguồn cung trong kịch bản xấu nhất là Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) còn gọi là Brexit mà không đạt được thỏa thuận nào về lĩnh vực này. 

Trong khi đó, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (cơ quan chịu trách nhiệm điều phối vấn đề an toàn dược phẩm tại EU) đã cảnh báo nguy cơ có nhiều người mất việc làm và chi phí tốn kém hơn so với dự kiến trong một số lĩnh vực hoạt động khi phải di chuyển trụ sở từ London đến Amsterdam.

Cơ quan có chức năng tương tự như Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm của Mỹ này dự kiến cắt giảm khoảng 30% nhân lực để chuẩn bị cho việc di chuyển trụ sở vào tháng 3/2019. 

Tháng trước, hãng dược phẩm AstraZeneca cũng tuyên bố kế hoạch gia tăng kho dự trữ dược phẩm của họ tại Vương quốc Anh thêm 20%. 

Hãng sản xuất thuốc chống ung thư lớn nhất thế giới Roche cũng khẳng định đang tiến hành “những hoạt động cần thiết” xem xét, đánh giá mức độ dự trữ thuốc của mình nhằm đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của bệnh nhân. 

Tuần trước, hãng dược phẩm lớn nhất Vương quốc Anh GlaxoSmithKline cho biết đã tiến hành các biện pháp nhằm bảo đảm nguồn cung cấp dược phẩm và vắc-xin trước khi Anh rời khỏi EU, song không cung cấp thông tin cụ thể. 

Nguồn cung hàng ngàn loại dược phẩm hiện đang có nguy cơ bị gián đoạn nếu Vương quốc Anh rời EU mà không đạt được một thỏa thuận nào về vấn đề này. Điều này đã buộc các hãng sản xuất dược phẩm phải tích cực chuẩn bị việc xin cấp lại các giấy phép kinh doanh và thử nghiệm dược phẩm để có thể đảm bảo các sản phẩm của họ tiếp tục được tiêu thụ trên thị trường. 

Các hãng dược phẩm hàng đầu đã bày tỏ sự cần thiết phải để ngành dược phẩm tiếp tục được duy trì hoạt động trong một hệ thống pháp luật của châu Âu. Trong khi đó, các nhà làm luật Vương quốc Anh cũng cho rằng cần thiết phải có một thỏa thuận cho phép nước này được tiếp tục tham gia vào một bộ khung pháp lý dược phẩm của châu Âu. Tuy vậy, hiện vẫn chưa rõ liệu thỏa thuận này có được hoàn tất trong các cuộc đàm phán mở rộng của EU hay không. 

132 1 Cac Hang Duoc Pham Lon Len Ke Hoach Doi Pho Voi Brexit

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: BBC)

Sanofi tin tưởng việc gia tăng dự trữ kho thuốc của họ sẽ đảm bảo cho các bệnh nhân người Anh tiếp tục được áp dụng các liệu pháp chữa trị sau khi Anh rời EU, bất chấp việc một thỏa thuận về mối quan hệ trong tương lai của hãng với EU có đạt được hay không. 

Trong khi đó, Novartis cho biết đã lên kế hoạch tiếp tục theo đuổi việc tăng cường nghiên cứu các sáng chế trong hoạt động của công ty mẹ Novartis tại Vương quốc Anh, cũng như ở chi nhánh Sandoz, công ty con của Novartis chuyên nghiên cứu phát triển thuốc cùng dòng. 

Theo số liệu của ngành dược phẩm, hiện có hơn 2.600 loại thuốc phải trải qua ít nhất một hay nhiều khâu sản xuất tại Vương quốc Anh. Cùng với đó, mỗi tháng có 45 triệu gói thuốc được các nước châu Âu nhập khẩu từ Anh và 37 triệu gói thuốc khác được nhập vào quốc đảo này. 

Cơ quan Dược phẩm châu Âu đã cảnh báo các hãng dược phẩm rằng họ cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng diễn ra “Brexit cứng” trong năm 2019. Cơ quan này cũng bày tỏ “các mối lo ngại nghiêm trọng” về nguồn cung cấp sẵn có của khoảng 108 loại thuốc được sản xuất độc quyền tại Vương quốc Anh.

Bài liên quan