Các tổ chức tài chính sẽ tạo ra một làn sóng “di cư” từ Anh sang các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) khác sau khi Anh rời EU.
Ảnh minh họa
Xu hướng này không chỉ ảnh hưởng tới ngành ngân hàng Anh, mà còn khiến cả châu Âu phải dè chừng.
Bank of America đã chi 400 triệu USD để di dời toàn bộ nhân viên và việc điều hành khỏi Anh vì lo ngại ảnh hưởng của việc nước này rời EU, hay còn gọi là Brexit.
Đây là chi phí tối đa dành cho Brexit, được Bank of Ameria ước tính từ trước. Phó chủ tịch Anne Finucane của ngân hàng này cho biết quyết định sẽ không bị đảo ngược, ngay cả khi Anh đổi ý.
“Hãy nhân con số đó với số lượng tổ chức tài chính đang làm điều tương tự (rời khỏi Anh), mức ảnh hưởng sẽ tăng lên”, bà trả lời khi được hỏi về về tác động của Brexit đối với ngành ngân hàng Anh tại Diễn đàn Tài chính châu Âu lần 4 (EFF).
Theo Financial Times, các khâu chuẩn bị của Bank of America cho tới nay bao gồm di chuyển 50 tỉ tài sản của Ngân hàng đến trụ sở tại Dublin, nơi hiện có 800 nhân viên.
Ngoài ra, ngân hàng trên sẽ mở một trung tâm giao dịch có quy mô 500 người tại Paris (Pháp). Khối lượng tài sản giao dịch được chuyển tới đây vẫn chưa được xác định.
Không chỉ Bank of America, nhiều ngân hàng thế giới đang chuyển họat động kinh doanh của họ từ Anh sang các quốc gia thuộc EU vì Brexit.
Không chỉ tốn kém chi phí di chuyển nhân sự và tài sản thông thường, các ngân hàng còn phải chịu sự tra soát nghiêm ngặt theo quy định của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và chính quyền địa phương.
EU đề phòng
Chính quyền các nước EU sẽ rà soát về cả dòng vốn và tài sản của họ để giảm thiểu rủi ro.
Theo Ed Sibley, một thành viên ban giám sát ECB, tổ chức này và chính quyền từng quốc gia sẽ xem xét kĩ bảng cân đối của các hãng đầu ngành, bao gồm cả các tài sản kém thanh khoản nhất.
Điển hình, Barclays và Bank of America đều chọn Dublin là trụ sở mới tại châu Âu của họ. Ông Sibley cho biết cả hai ngân hàng này sẽ được thẩm được sớm nhất có thể trong năm nay.
Quá trình thanh tra có thể kèm theo nhiều yêu cầu về vốn cao hơn, hoặc mất mát một số tài sản đối với những ngân hàng chuyển trụ sở đến Frankfurt, Dublin và một vài thành phố khác.
Quy định này được ECB nhanh chóng đưa ra sau khi tiếp quản việc giám sát các ngân hàng thuộc khối đồng tiền chung châu Âu, hồi năm 2014. Nó đã giúp xác định khoản thiếu hụt vốn 25 tỉ EURO (28 tỉ USD) và ghi nhận thêm các khoản nợ xấu.
Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ để ngăn một số ngân hàng phá sản, hoặc tìm đến các gói cứu trợ từ thuế nhiều năm sau đó.
“Đây là một quy trình nghiêm ngặt. Sẽ có nhiều mâu thuẫn hơn bao giờ, vì Brexit. Đó là Brexit”, ông Sibley nói.
Quy trình rà soát của ECB bao gồm xem xét các tài sản loại 2 và 3. Các ngân hàng đầu tư thường nắm giữ số lượng lớn những nhóm tài sản này. Chúng ít nhất được định giá một phần từ bằng ước tính, thay vì bằng những dữ liệu bên ngoài, theo Sibley.
Ông nhận định những tài sản trên “vốn dĩ thiếu minh bạch và chúng thường là nơi chúng tôi phát hiện vấn đề trước đây”.
Nguồn: tintucvietnam.vn