Châu Âu sẽ phải đối mặt với một mùa Đông tồi tệ

Một Mùa đông khó khăn đang chờ đợi người dân Châu Âu ở phía trước khi hàng loạt các quốc gia ở châu Âu đã ban bố lệnh phong tỏa trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 không ngừng tăng lên mỗi ngày.

Châu Âu trở lại là tâm điểm của đại dịch

Giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Han Kluge cho biết: “Một lần nữa, châu Âu lại là tâm điểm của đại dịch”, số ca nhập viện đạt mức cao nhất kể từ mùa xuân, số t.ử von g theo ngày tăng hơn 30% so với tuần trước. Chỉ trong 1 tuần có tới 1,5 triệu ca nhiễm mới tại khu vực có 53 quốc gia này. Lời cảnh báo trước đây của người đứng đầu WHO khu vực châu Âu - ông Kluge đã trở thành hiện thực, dịch COVID-19 ở châu Âu lây lan nhanh hơn so với hồi tháng 3.

132 1 Chau Au Se Phai Doi Mat Voi Mot Mua Dong Toi Te

Mùa đông khó khăn

Tất cả biện pháp được triển khai đồng bộ trên khắp châu lục trong nỗ lực ngăn chặn đà tiến và đẩy lùi sự t.ấn côn g của dịch Covid-19 trước mùa lễ hội cuối năm. Thế nhưng, Thủ tướng Johnson buộc phải thừa nhận: “Giáng sinh năm nay không như mọi năm trước, thậm chí có lẽ sẽ rất khác. Tôi hy vọng và tin rằng nếu chúng ta hành động kịp thời, các gia đình sẽ có thể tề tựu và sum vầy vào dịp lễ”. Tuy vậy, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove hôm qua để ngỏ khả năng kéo dài thời gian phong tỏa, hiện ấn định là một tháng, nếu tình hình dịch Covid-19 vẫn nghiêm trọng, theo Sky News. Về phần mình, Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo: “4 tháng mùa đông vô cùng khó khăn đang chờ đợi phía trước”.

132 2 Chau Au Se Phai Doi Mat Voi Mot Mua Dong Toi Te

Tình hình Covid-19 ở châu Âu có thể còn tệ hơn khi mùa đông tới

Trong lúc đa số 17 vùng ở Tây Ban Nha đồng loạt đóng cửa ranh giới để ngăn chặn Covid-19 lây lan, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez lên án một loạt cuộc biểu tìn h b.ạo lự c tại nhiều thành phố nhằm phản đối các biện pháp phòng chống Covid-19 của chính phủ. Các vụ đụn g độ giữa những đám đông quá khích và cản h sát chốn g bạ o độn g tiếp tục xảy ra ở Madrid, Barcelona, Logroño, Haro... và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Vì đâu số ca lây nhiễm COVID-19 ở châu Âu tăng kỷ lục?

Sau khi tạm lắng vào mùa hè, dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại châu Âu. GS. Edgar Jones - Đại học King College (London) nhận xét, cả Chính phủ và người dân châu Âu dường như đánh giá thấp nguy cơ dịch bệnh nên nó đã quay trở lại. GS. Robert West của Đại học London thì cho rằng: “Kịch bản tồi tệ nhất đang xảy ra, các biện pháp nửa vời của châu Âu đã không có hiệu quả”.

Ví dụ tại Pháp, sau khi áp dụng các biện pháp đóng cửa phòng dịch hồi mùa xuân, nước này đã nhanh chóng mở cửa trở lại, thậm chí quốc gia này đã thay đổi hướng dẫn phòng bệnh, giảm thời gian cách ly bắt buộc từ 14 ngày xuống chỉ còn 7 ngày.

Còn ở Anh, việc kiểm soát, truy vết các trường hợp liên quan đến ca bệnh không được thực hiện triệt để. Mặc dù hồi đầu năm, Anh đã phong tỏa toàn quốc ngăn dịch bệnh nhưng sau đó, hệ thống truy vết của Anh hầu như không thể theo dõi được liên hệ của những người tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh, nhiều người còn từ chối kiểm dịch.

“Đối phó với đợt dịch này, dù không còn gặp tình trạng thiếu đơn vị chăm sóc đặc biệt, máy thở, thiết bị bảo hộ cá nhân mà vấn đề y tế châu Âu gặp phải hiện nay là thiếu nhân lực y tế bởi các nhân viên y tế đã “kiệt sức” trước làn sóng dịch đầu tiên và kéo dài dai dẳng đến nay”, ông Kluge nhấn mạnh.

Giám đốc khu vực châu Âu của WHO cho rằng, đóng cửa toàn bộ đang là lựa chọn cuối cùng của châu Âu trước “cơn sóng” dịch COVID-19. Nhưng liệu biện pháp này có phát huy tác dụng thì lại là một câu chuyện khác bởi hiện nay, người dân đã quá mệt mỏi trước các lệnh phong tỏa, thêm vào đó, mùa đông lạnh khiến vi-rus gây bệnh tồn tại lâu hơn trong môi trường, các khuyến cáo về mở cửa thông thoáng hầu như không thể thực hiện được vì thời tiết giá lạnh ở châu Âu...

Trà My

 

 

Bài liên quan