Hàng loạt công ty quyết định cắt giảm việc làm

50,000 vị trí đã bị cắt giảm trong vòng sáu tháng   Số lượng khổng lồ 50,000 công việc đã bị cắt giảm trong sáu tháng đầu năm với hàng trăm cửa hàng của các hãng bán lẻ bị đóng cửa.  

132 1 Hang Loat Cong Ty Quyet Dinh Cat Giam Viec Lam

Các nhân viên làm việc cho các chuỗi cửa hàng sang trọng nổi tiếng đã bị đề nghị nghỉ việc hoặc đối mặt với nguy cơ mất việc.  

Quyết định gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến từ Toy R Us khi họ đóng cửa khu cửa hàng Goldstone Retail Park.  

Trong vòng vài tuần qua, House of Fraser cũng đẩy 6,000 nhân viên vào nguy cơ mất việc với kế hoạch đóng cửa nhiều cửa hàng. Trong khi đó, Poundworld gặp khó khăn tài chính và sẽ chịu sự quản lý của tòa án, do đó, 5100 nhân viên cũng có thể bị sa thải.  

Prezzo, Bryon và Jamie’s Italian cũng vừa đóng cửa một số nhà hàng và cắt giảm hàng trăm vị trí công việc.  

Các hãng bán lẻ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lạm phát hậu Brexit, lãi suất kinh doanh tăng cao và sụt giảm lòng tin từ người tiêu dùng.   Ủy ban Công đoàn (TUC) đã kêu gọi chính phủ hành động để kiểm soát làn sóng này.  

Tổng thư ký công đồng, ông Frances O’Grady nói: “Việc kinh doanh bán lẻ phụ thuộc vào túi tiền của khách hàng.   “Một trong những lý do tại sao các cửa hàng phải vật lộn chống chọi là bởi lương của người dân hầu như không tăng.  

“Chính phủ cần phải hành động, thúc đẩy nền kinh tế và đầu tư vào các ngành nghề mà người dân vẫn phụ thuộc mưu sinh.”   Paddy Lillis, tổng thư ký công đoàn doanh nghiệp bán hàng USDAW, phát biểu số lượng các cửa hàng bị đóng cửa đã lên đến mức “đáng báo động”.  

Ông nói: “Chúng tôi thực sự lo ngại bởi ảnh hưởng của Brexit không chỉ khiến giá tiêu dùng tăng mà còn thắt chặt thu nhập của người dân. Khách hàng buộc phải thay đổi thói quen mua sắm và các công nghệ mới được đưa vào sử dụng.”  

Các chuyên gia cho biết năm 2018 sẽ là một năm đi vào lịch sử khi các công ty đồng loạt tham gia Thỏa thuận Tự nguyện – một quy trình giải quyết nợ khiến nhiều cửa hàng phải đóng cửa trong năm nay.  

Lãi suất kinh doanh tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân gây thất bại cho các hãng bán lẻ.  

Robert Hayton thuộc Atlus Group nói: “Lãi suất kinh doanh không hẳn là nguyên nhân duy nhất gây ra vỡ nợ, nhưng tất nhiên nó là một yếu tố góp phần. Trong suốt bảy năm tính đến thời điểm tái thẩm định vào năm ngoái, các hóa đơn đã tăng lên hơn 0,2% do lạm phát.”    

Theo Argus

Bài liên quan