Không khí hỗn loạn: virus corona đang thay đổi cuộc sống của người châu Âu

Sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 ở miền bắc Italy đã làm dấy lên làn sóng lo ngại ở Pháp, nơi có cộng đồng người Trung Quốc lớn nhất ở châu Âu.

Chính phủ đang chuẩn bị để phòng chống dịch bệnh, còn phe đối lập nói về một chính quyền bất tài vô dụng và đòi phải tái lập kiểm soát biên giới, các nhà kinh doanh đang thua lỗ, và người dân thường đang trốn tránh các nhà hàng người Hoa và mua khẩu trang y tế. Những hành vi phá hoại không phải là điều nguy hiểm nhất trong các biểu hiện làm lộ rõ tinh thần bài Á châu.

Nỗi sợ tập thể

Theo một số nguồn tin, ở Pháp hiện có hơn 700 triệu người Hoa, chủ yếu là những người nhập cư từ lâu, con cháu của họ đã được sinh ra ở Pháp. Ở thủ đô Paris có một số khu phố Tàu. Khu phố lâu đời nhất là Arts et Métiers và Temple ở trung tâm thành phố (quận 3), khu phố lớn nhất ở quận 13 (ở phía nam) và Belleville (quận 20, ở phía đông).

132 1 Khong Khi Hon Loan Virus Corona Dang Thay Doi Cuoc Song Cua Nguoi Chau Au

Không chỉ những người Hoa mà cả những người nhập cư từ các nước châu Á khác đang sống ở các khu phố này. Nhờ đó, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với ẩm thực Pháp và muốn có món dim sum, mì xào, thịt lợn sốt chua ngọt, phở bò Việt Nam hoặc tom-yum Thái - bạn nên đến đây. Mọi thứ đã ổn, nhưng, cơn cuồng loạn do dịch virus corona ở Pháp đang đánh vào các doanh nghiệp châu Á, không chỉ dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu mà cả đến những hành vi phân biệt chủng tộc.

"Chúng tôi đã mất rất nhiều khách hàng. Có lẽ mất một nửa hoặc thậm chí nhiều hơn nữa. Trước đây chúng tôi đã có bữa trưa bận rộn, khách hàng phải xếp hàng mặc dù chúng tôi phục vụ rất nhanh. Bây giờ bạn thấy – có nhiều chỗ trống, tình hình buổi tối thậm chí tồi tệ hơn nữa", - nhân viên của quán ăn Trung Quốc ở khu phố Arts et Métiers chia sẻ.

Một triệu chứng khác của rối loạn tâm thần là thiếu khẩu trang y tế. Đến hiệu thuốc, bạn sẽ biết rằng, khẩu trang đã được bán hết. Theo dược sĩ, sự thiếu hụt được ghi nhận từ lâu.

"Chúng tôi đặt hàng những lô mới, đưa vào, và chỉ trong vài giờ đồng hồ, các khẩu trang đã bán hết sạch", -  người bán hàng giải thích và nói thêm rằng, khẩu trang y tế chủ yếu được người châu Á mua.

Điều đáng buồn hơn nữa là nỗi sợ hãi phi lý dẫn đến những hành vi bài Trung Quốc. Trong giao thông công cộng, đôi khi bạn có thể thấy những người cố tình tránh xa người châu Á hoặc che mặt bằng chiếc khăn quàng cổ. Những hành động bạo lực cũng xảy ra. Ví dụ, ở một vùng ngoại ô Paris, những kẻ phá hoại vô danh đã che kín cánh cửa của một nhà hàng thuộc sở hữu người Hoa và viết dòng chữ "Virus corona hãy cút đi!"

Theo hiệp hội SOS Racisme, tổ chức phát động chiến dịch chống lại sự cuồng loạn chống Á châu, nhiều người phàn nàn về sự chế giễu, lăng mạ và thậm chí mối đe dọa trong các mạng xã hội và trường học.

Kinh doanh thua lỗ

Theo văn phòng thị trưởng quận 20 của Paris, lợi nhuận trung bình của các nhà hàng Trung Quốc ở Belleville trong những tháng gần đây đã giảm 30-50%, mà trước đây các cơ sở này thường kiếm được gấp hai đến ba lần so với định mức vào Tết Nguyên đán.

Các doanh nhân Pháp cũng vậy, không phải mọi thứ đều suôn sẻ. Theo Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire, quốc gia dẫn đầu về số lượng khách du lịch nước ngoài đã mất 30-40% lưu lượng khách (có lẽ không chỉ vì virus, mà còn vì các cuộc đình công). Khách du lịch Trung Quốc đã chiếm 2,4% (dữ liệu chính thức cho năm 2018), nhưng họ chi rất nhiều tiền (khoảng 7% thu nhập của ngành du lịch) để mua hàng xa xỉ.

Các ngành công nghiệp khác cũng bị ảnh hưởng: công nghiệp ô tô, điện tử, các công ty kinh doanh với Trung Quốc và những ngành có chu kỳ sản xuất phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc. Ví dụ, tập đoàn Kering bao gồm các thương hiệu đẳng cấp thế giới (Gucci, Yves Saint Laurent, Balenciaga, Boucheron) trải qua sự sụt giảm doanh số nghiêm trọng ở Trung Quốc do nhiều cửa hàng đóng cửa trong kỳ nghỉ.

Đối mặt với mối đe dọa

Tại các nhà ga và sân bay của Pháp đang vang lên các thông báo phòng ngừa, bạn nên gọi số điện thoại khẩn cấp 15 trong trường hợp có triệu chứng của bệnh dịch (sốt và ho). Theo các phương tiện truyền thông, kề từ ngày thứ ba, những người Pháp làm việc trên tàu cao tốc (TGV) tuyến Paris-Milan sẽ không đến Italy.

Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran cho biết: "Chúng tôi lo lắng vì dịch bệnh đang đến gần, bởi vì một số trường hợp nhiễm trùng đã được ghi nhận ở miền bắc Italy".

Theo ông, chính phủ đang chuẩn bị hệ thống bảo vệ sức khỏe cho dịch bệnh và đang nghiên cứu các chiến lược khác nhau để điều chỉnh các cơ chế theo các kịch bản khác nhau. Cụ thể, Pháp có thể gia tăng số lượng bệnh viện tiếp nhận người nhiễm virus, đào tạo nhân viên bổ sung và mua vật tư y tế, bao gồm khẩu trang cho bác sĩ và người nhiễm bệnh (hàng chục triệu người đã mua khẩu trang, theo cựu Bộ trưởng Y tế Agnès Buzyn) và các xét nghiệm chẩn đoán.

Virus corona như một công cụ trong chiến dịch tranh cử

Trong khi đó, phe đối lập đang chỉ trích gay gắt chính phủ vì sự thụ động. Ví dụ, nhà lãnh đạo đảng "Hiệp hội quốc gia" bà Marine Le Pen nói về "sự bất tài hoàn toàn" của chính quyền và kêu gọi tái lập kiểm soát biên giới, đặc biệt là với Ý.

"Đây chỉ là biện pháp đầu tiên trong số các biện pháp phải được áp dụng  theo lẽ thường. Có phải tất cả những nước đã thông qua quyết định tái lập kiểm soát biên giới đều sai và chỉ có Pháp là đúng? Ngược lại. Tất nhiên, không nên đối xử xấu với quốc gia nơi phát hiện ra bệnh, nhưng cần phải ngăn chặn sự lây lan của virut vì lợi ích của toàn thế giới, để dịch bệnh không biến thành đại dịch", - bà Le Pen giải thích khi phát biểu tại triển lãm nông nghiệp ở Paris.

Chính quyền Lyon không ủng hộ CĐV Juventus đổ bộ đến thành phố lớn thứ 3 nước Pháp để theo dõi trận Lyon vs Juventus ở vòng 1/8 Cúp C1 để tránh mọi nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Lyon  - nơi đặt sân vận động Parc Olympique Lyonnais.

Nguồn: Sputnik

Bài liên quan