"Ngay khi anh dỡ bỏ giới hạn, anh đối mặt với nguy cơ dịch bùng lên lại. Cơ bản, anh sẽ quay lại ngày đầu tiên chống dịch mà không có sự khác biệt nào"
Thế giới sau đại dịch COVID-19 có thể thay đổi vĩnh viễn theo những cách con người bây giờ chưa hình dung được. Đây là một khả năng cần được nhìn nhận nghiêm túc.
Tuần lễ Thánh năm nay đánh dấu một tháng đất nước Tây Ban Nha bị phong tỏa vì dịch COVID-19. Mọi năm, các ngôi làng miền nam xứ bò tót chào đón vô số khách du lịch đến thăm, nhưng năm nay bầu không khí im lặng bao trùm, một số nơi còn dựng rào không cho người lạ vào...
"Tê liệt" là từ chung mô tả châu Âu trong giai đoạn này.
Nhìn qua tấm bản đồ giao thông hàng không, người ta chỉ thấy một bầu trời thưa thớt máy bay - điều chẳng mấy ai hình dung nổi cách đây vài tháng.
Hiển nhiên là châu Âu và phần còn lại của thế giới không thể phong tỏa mãi. Lý do đơn giản là nhiều người sẽ kiệt quệ vì nghèo đói trước khi nhiễm virus. Chỉ mới một thời gian ngắn, nền kinh tế số 3 và 4 của khu vực đồng euro - Ý và Tây Ban Nha - được dự báo sẽ suy giảm hơn 10%.
Đầu tàu kinh tế Đức cũng chung số phận, nhưng Đức mà sụp sẽ tạo thêm hiệu ứng dây chuyền trên khắp lục địa.
Nhận định trên tờ Daily Beast, nhà báo Gregory Beals nhẩm tính tổng thiệt hại kinh tế do COVID-19 gây ra khiến trận đại suy thoái năm 2009 trông như trò đùa, dù khi đó GDP của khu vực euro giảm đến 4,5%.
Đan Mạch dự kiến sẽ mở lại trường học, nhà trẻ từ ngày 15-4. Nước láng giềng Áo thì bắt đầu với những cửa hiệu nhỏ từ ngày 14-4, cửa hiệu lớn dự kiến mở lại vào đầu tháng 5. Song song đó, những quy định đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, cấm tụ tập... vẫn tiếp tục có hiệu lực.
Người dân ở Barcelona, Tây Ban Nha, đứng trên bancông cổ vũ cho nhân viên y tế đi làm nhiệm vụ - Ảnh: The Guardian
Kế hoạch nghe đơn giản nhưng các chuyên gia cảnh báo rủi ro là rất cao.
- giáo sư Lauren Meyers, Đại học Texas, giải thích.
Nhà dịch tễ học người Ý Flavia Riccardo tin rằng hiện tại còn sớm để kết luận COVID-19 sẽ trở thành một loại bệnh theo mùa, như sởi. Thực tế mới mà châu Âu và thế giới phải sống chung tùy thuộc vào hiểu biết của con người về loại virus này trong thời gian tới.
"Nâng cao năng lực xét nghiệm là một nhu cầu bức thiết. Làm tốt điều này sẽ giúp chúng ta theo dõi căn bệnh, bao gồm xác định được số người có thể mang kháng thể. Chúng ta sẽ có được cơ chế cách ly tốt hơn" - bà Riccardo nhận định.