Người xin tị nạn cũng có thể tìm việc làm theo luật mới

Theo kế hoạch mới của chính phủ, người xin tị nạn sẽ được quyền xin bất cứ việc làm gì trừ các công việc cảnh sát, lực lượng vũ trang hoặc công chức nhà nước.  

Dự thảo được ông Flanagan và Bộ trưởng david Staunton công bố vào hôm thứ Tư này được đưa ra một năm sau khi toàn án tối cao phát hiện ra lệnh cấm người xin tị nạn làm việc là vi phạm hiến pháp.  

132 1 Nguoi Xin Ti Nan Cung Co The Tim Viec Lam Theo Luat Moi

Photograph: Gareth Chaney/Collins

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Charlie Flanagan đã nhận được đồng thuận của chính phủ vào hôm thứ Ba (26/6), cho phép dỡ bỏ rào cản tìm kiếm việc làm đối với người xin tị nạn, bao gồm cả việc xóa bỏ khoản phí 1,000 euro để xin giấy phép làm việc.  

Theo điều luật hiện hành, người xin tị nạn phải làm công việc có mức lương khởi điểm ít nhất 30,000 euro một năm và không được làm việc liên quan đến 60 lĩnh vực, bao gồm khách sạn, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, công việc xã hội, chăm sóc trẻ em, marketing, quản lý, dệt may, in ấn, giúp việc gia đình và xây dựng.  

Ông Flanagan sẽ nới lỏng những quy định này và cho phép người xin tị nạn được tiếp cận với nhiều công việc hơn cũng như dễ dàng xin giấy phép làm việc hơn. Bộ trưởng Tư pháp cũng sẽ chịu trách nhiệm cấp giấy phép.  

Một nguồn tin từ chính phủ cho hay quyết định cấm người xin tị nạn làm việc trong ngành cảnh sát, lực lượng vũ trang và công chức nhà nước là do tính chất vĩnh viễn của những vị trí này.  

“Chúng ta không rõ khi nào người xin tị nạn sẽ trở thành công dân chính thức và vì thế cho đến khi quyết định cuối cùng được đưa ra, họ sẽ không được phép làm việc trong ba lĩnh vực trên. Tuy nhiên, họ được phép làm việc trong tất cả các ngành nghề khác.”  

Những người được nhận làm việc cũng sẽ được hưởng tiền chế độ giống mọi người dân khác. Hiện nay, người xin tị nạn sống trong các trại tị nạn chỉ nhận được khoản tiền 21.60 euro một tuần và có thể mua thực phẩm bằng cách sử dụng hệ thống tích điểm mới được áp dụng gần đây.   Số liệu tháng 12 năm 2017 cho thấy 5,096 người đang sống trong các trại tị nạn.  

Rất nhiều người khác cũng được ghi tên trong hệ thống và đã phải chờ đợi quyết định về tương lai của mình suốt hàng năm trời. Chính sách cũ, tạm thời vẫn có hiệu lực cho đến khi hệ thống mới được xây dựng hoàn chỉnh, đã nhận phải rất nhiều lời chỉ trích.  

Năm ngoái, tòa án tối cao đã xét xử một trường hợp liên quan đến một người đàn ông Burma phải lưu lại trại tị nạn suốt tám năm trước khi được coi là người tị nạn. Người đàn ông này đã thắng kiện khi chống lại các điều luật ngăn cấm ông làm việc tại Ai-len trước khi nhận được quyết định về tình hình nhập cư của bản thân.

Theo Irish Times

Bài liên quan