Nhân viên y tế phải cắt rèm bệnh viện làm áo bảo hộ giữa bối cảnh thiếu hụt PPE nghiêm trọng

Bộ trưởng Y tế Matt Hancock nói rằng có hơn 742 triệu bộ Thiết bị Bảo vệ Cá nhân (PPE – Personal Protective Equipment) đã được cung cấp trong thời gian đại dịch bùng phát. Nhưng các nhân viên thuộc tuyến đầu cho biết những bộ kit này không hề tới được chỗ họ.

Các nhân viên y tế nói rằng họ phải cắt rèm bệnh viện làm áo choàng bảo hộ như một kế sách cuối cùng

Những nhân viên y tế đang chiến đấu với Covid-19 trong tuyệt vọng nói rằng họ buộc phải cắt rèm bệnh viện làm áo choàng bảo hộ và sử dụng các mảnh nhựa làm mặt nạ tạm thời do tình trạng thiếu hụt PPE nghiêm trọng.

Các báo cáo chê trách từ tuyến đầu cũng nói rằng nhân viên của các bệnh viện đang phải lục lại các tủ đồ để tái sử dụng những thiết bị cũ.

Thông tin này được tiết lộ khi các bệnh viện tại London đã phải nhận cảnh báo rằng không nên kỳ vọng vào việc PPE sẽ được chuyển đến ít nhất là trong vài ngày tới; và sau khi 3 y tá đã đăng tải hình ảnh họ phải sử dụng những túi đựng rác được chẩn đoán dương tính với coronavirus như áo bảo hộ khi làm việc.

Ông Hancock đã cố gắng xử lý vụ huyên náo này bằng cách tiết lộ một “kế hoạch 3 phần” nhằm chấm dứt tình trạng khủng hoảng Thiết bị Bảo vệ Cá nhân.

Phần 1 là lan truyền hướng dẫn sử dụng PPE cho các nhân viên y tế, phần 2 là đẩy nhanh tốc độ phân phối PPE tới các bệnh viện từ ‘3 ngày 1 lần’ thành ‘hàng ngày’. Và phần 3 là gia tăng việc mua thêm PPE từ nước ngoài để phân phối cho cả nước.

Ông Hancock cho biết có hơn 742 triệu bộ PPE đã được vận chuyển tới các bệnh viện trong suốt giai đoạn dịch bùng phát. Tuy nhiên, bất chấp sự cam kết trên, các chuyên gia y tế cấp cao cảnh báo rằng các bộ PPE đang không đến được tay tất cả những nhân viên y tế ở tuyến đầu.

Theo nhóm EveryDoctor tiết lộ, các nhân viên y tế cho biết đang phải sử dụng các mảnh nhựa từ trường học của con cái họ để làm mặt nạ tạm thời.

Giáo sư Julia Patterson của EveryDoctor cho biết: “Thật không thể tin được khi các nhân viên chăm sóc sức khỏe đang phải tự làm PPE từ rèm cửa.

“Chính phủ đang đặt nhiều người vào vòng nguy hiểm bằng việc không cung cấp được các thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp cho các nhân viên chăm sóc đặc biệt. Hướng dẫn cần được sửa đổi theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO – World Health Organisation) và các nguồn vốn cần được sử dụng. Chúng ta đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo.”

132 1 Nhan Vien Y Te Phai Cat Rem Benh Vien Lam Ao Bao Ho Giua Boi Canh Thieu Hut Ppe Nghiem Trong

Một số nhân viên thuộc Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS – National Health Service) xác nhận rằng họ không được cung cấp đủ PPE để giúp đỡ các bệnh nhân

Một bác sỹ giấu tên tại Bệnh viện King’s College Hospital ở South London nói rằng họ đang phải cắt giảm số lượng nhân viên tại khu chăm sóc đặc biệt (ICU – Intensive Care Unit) vì “đơn giản là không đủ PPE”.

Và họ đang có kế hoạch tái sử dụng những thiết bị cũ trong kho khi các thiết bị sử dụng một lần hết trong cuối tuần này.

Nguồn tin này cho biết: “Tất cả nhân sự của bệnh viện đều rất lo lắng về sự thiếu hụt các bộ PPE cơ bản. Không có đủ áo choàng bệnh viện và các đồng nghiệp ở những bệnh viện khác trên khắp thủ đô cũng ở trong tình trạng tương tự.

“Các máy thẩm tách cần để điều trị cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus ở tình trạng nguy hiểm nhất cũng đang bị thiếu.

“Chúng tôi đang sử dụng khoảng 2,000 áo choàng bảo vệ cá nhân, loại dùng một lần, mỗi ngày. Nếu bị hết, chúng tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài tái sử dụng áo choàng cũ – loại có thể giặt – nhưng sẽ xoay vòng khoảng 1 hoặc 2 ngày.”

Ba y tá thuộc NHS buộc phải sử dụng những chiếc túi đựng rác đã được chẩn đoán dương tính với Covid-19 tại bệnh viện Northwick Park ở London

Ông Hancock cho biết, các bộ PPE được chuyển tới trong đợt khủng hoảng này bao gồm 161 triệu mặt nạ, 127 triệu áo choàng dạng yếm, 1 triệu áo choàng và 345 triệu đôi găng tay.

Ông nói rằng các bộ PPE này đã được đưa tới các bệnh viện, các dịch vụ khẩn cấp, các bác sỹ đa khoa, nhân viên chăm sóc xã hội và các nhà thuốc. Và một số sản phẩn có thể sử dụng trong suốt phiên trực mà không cần thay sau mỗi bệnh nhân.

Ông nói thêm: “Đây là một nỗ lực vận chuyển phi thường. Chúng tôi đã liên kết NHS, ngành công nghiệp tư nhân và quân đội – trong thực tế là lực lượng vũ trang – để tạo một mạng lưới phân phối PPE khổng lồ trên quy mô chưa từng có.”

Ông Hancock cũng nói rằng những áp lực này được tạo ra bởi một “nhu cầu lớn tầm cỡ quốc tế” đối với PPE và một “sức ép toàn cầu” trong nguồn cung.

Tuy nhiên, Hiệp hội Y khoa Anh quốc (BMA – British Medical Association) đã nói trong tối hôm qua rằng số lượng PPE đang ở “mức thấp đáng nguy hiểm” tại khu vực London và Yorkshire.

Giáo sư/Bác sỹ Chaand Nagpaul, Chủ tịch Hội đồng BMA, cho biết: “Chúng tôi ghi nhận kế hoạch PPE 3 phần của Chính phủ.

“Nhưng PPE không nên là một “nguồn tài nguyên quý hiếm” và các nhân viên y tế đang phải đối mặt với tình trạng thiếu sự bảo vệ cần có nó ngay hôm nay.

“Họ không muốn nghe một kế hoạch mà họ cần thiết bị cốt yếu này được cung cấp sẵn sàng tại tuyến đầu ngay lúc này.”

Giám đốc trường Royal College of Nursing, Susan Masters, nói thêm: “Những số liệu về việc vận chuyển chỉ gây ấn tượng khi các y tá ngừng liên lạc với tôi để nói rằng những thứ họ cần không hề có sẵn. Mọi người đang sợ chết điếng.

“Họ cũng đang phải chứng kiến các đồng nghiệp của mình ra đi.”

Ông Hancock cũng chia sẻ trong tối hôm qua rằng mục tiêu của ông là “tất cả mọi người” đóng vai trò quan trọng sẽ có được các thiết bị bảo vệ cá nhân mà họ cần.

Ông nói: “Hiện có đủ PPE để phân phối đi các nơi nhưng chỉ khi nó được sử dụng theo hướng dẫn của chúng tôi.”

Tuy nhiên, hiện tại nước Anh đã từ chối làm theo lời khuyên của WHO rằng tất cả các nhân viên y tế đều phải mặc áo choàng dài tay bảo vệ. Thay vào đó, NHS England và Cơ quan Sức khỏe Cộng đồng England (PHE – Public Health England) nói rằng áo choàng không tay vẫn có thể sử dụng cho một số giai đoạn điều trị.

Các nhà vận động lo sợ rằng sự khác biệt trong lời khuyên được đưa ra là do vấn đề thiết hụt thiết bị.

Theo WHO, khẩu trang hoặc kính bảo hộ cũng nên có sẵn cho tất cả các nhân viên y tế. Tuy nhiên, hướng dẫn của Chính phủ Anh nói rằng kính bảo hộ chỉ được sử dụng nếu đánh giá rủi ro của họ cho thấy điều này là cần thiết.

Đơn vị thuộc chuỗi cung ứng của NHS cho hay: “Chúng tôi đang tiếp tục vận chuyển hàng triệu sản phẩm mỗi ngày. Chỉ trong vài ngày gần đây, 119,000 áo choàng đã được chuyển tới xứ England.”

Bệnh viện King’s College cũng cho biết: “Có đủ nguồn cung PPE sử dụng một lần trên khắp hệ thống – bao gồm cả áo choàng và bộ áo liền quần. Các khu vực lâm sàng được bổ sung đồ 2 lần mỗi ngày hoặc thường xuyên hơn nếu cần.”

Theo theguardian

 

 

Bài liên quan