Ông Rishi Sunak cảnh báo về "cuộc đại suy thoái chưa từng có”

Ngài bộ trưởng cảnh báo về một "cuộc suy thoái nghiêm trọng mà chúng ta chưa từng chứng kiến" khi các số liệu chính thức cho thấy số người xin trợ cấp thất nghiệp đang gia tăng ở mức kỷ lục.

Ông Rishi Sunak, Bộ trưởng Bộ Tài chính, tuyên bố với ủy ban quốc hội rằng "sẽ còn nhiều thách thức phải vượt qua" sau khi dữ liệu cho thấy 856.500 người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tháng 4 do cuộc khủng hoảng virus corona gây ra.

Theo đó, tổng số người đề nghị trợ cấp đã lên tới 2.1 triệu người, mức cao nhất kể từ năm 1996 - theo Văn phòng Thống kê Quốc gia - với mức tăng hàng tháng cao nhất từng được ghi nhận.

132 1 Ong Rishi Sunak Canh Bao Ve Cuoc Dai Suy Thoai Chua Tung Co

Tuy nhiên,  đây mới chỉ là số liệu trong vài tuần đầu tiên phong tỏa và ông Sunak chỉ ra rằng mặc dù đang nỗ lực “hết mức có thể” để ngăn chặn thất nghiệp hàng loạt, chính phủ "cũng không thể bảo vệ mọi công việc và mọi doanh nghiệp".

Ông Sunak nói với Ủy ban Kinh tế - Việc làm Quốc gia: "Chúng tôi đã xem xét các số liệu và chắc chắn sẽ còn nhiều thách thức nữa cần phải vượt qua”.

"Có khả năng chúng ta sẽ phải đối mặt với một cuộc suy thoái nghiêm trọng chưa từng thấy và tất nhiên, điều đó sẽ  ảnh hưởng lớn đến tình trạng việc làm của người dân."

Theo ước tính chính thức mới nhất, Bộ Tài chính đã tài trợ 80% tiền lương cho tám triệu lao động được nghỉ việc tạm thời theo Chương trình Hỗ trợ duy trì việc làm trong thời gian dịch bệnh, với chi phí là 11 tỷ bảng và dự kiến ​​sẽ tăng lên 50 tỷ bảng.

Covid-19 đang gây ra giảm phát, nhưng kinh tế sẽ lạm phát trở lại một cách ngoạn mục

Cả đại dịch Covid-19 và chính các biện pháp được thực hiện để ngăn chặn nó, đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu.

Chúng ta đã được biết rằng kinh tế thế giới được dự báo sẽ giảm 3% vào năm 2020, đập tan thành quả là mức tăng trưởng 2,9% của năm ngoái, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Và dự kiến, kinh tế ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng toàn cầu yếu nhất trong năm nay, kể từ cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 1930.

Giá dầu rơi tự do. Không ai mua sắm. Thất nghiệp tăng mạnh. Tất cả đều dẫn đến giảm phát. Thế nhưng, có nhiều yếu tố chỉ ra rằng, kinh tế sẽ lạm phát trở lại một cách ngoạn mục. Chuyên gia Karen Ward của JP Morgan Asset Management đã nói với Financial Timesd: Trong vòng một năm - hiện tượng giảm phát do Covid-19 có thể bị đảo ngược.

Vậy điều đó diễn ra như thế nào?

Một phần là do giá dầu tăng trở lại. Bạn có thể hoài nghi về điều này. Rốt cuộc, bất chấp những nỗ lực rõ ràng nhất của Ả Rập Xê Út, Nga và Mỹ tuần trước, giá dầu vẫn còn yếu.

Như Derek Brower chỉ ra , trong khi nguồn cung toàn cầu có thể bị cắt giảm gần 10% hoặc thậm chí 20% (giả sử các quốc gia tuân thủ thỏa thuận, điều mà lịch sử cho thấy là không thể), điều đó cũng không giúp ích gì khi nhu cầu giảm mạnh hơn 30%.

Tuy nhiên, thị trường không chỉ là những gì đang xảy ra ngày hôm nay. Thị trường luôn có các xu hướng. Vậy xu hướng "hậu Covid-19" sẽ là gì? Câu trả lời là: Tốc độ tăng của cầu sẽ nhanh hơn cung. Cung sẽ bắt đầu cân bằng lại với nhu cầu. Và quá trình này sẽ xảy ra nhanh hơn khi nhu cầu tăng mạnh trở lại khi việc giãn cách xã hội kết thúc.

"Trong mọi trường hợp, câu chuyện không chỉ là về giá dầu", Ward nói. "Sự gia tăng lạm phát sẽ bao trùm một loạt các loại hàng hóa và dịch vụ". Ward lập luận rằng nhu cầu của người dân sẽ tăng ồ ạt trở lại khi họ được phép ra khỏi nhà. Song, cũng có rất nhiều sự hoài nghi trong các bình luận bên dưới bài viết của bà Karen. 

Chúng ta không thể biết chính xác khi nào Covid-19 sẽ bị đánh bại. Nhưng rồi nó sẽ bị đánh bại vào một lúc nào đó. Và đến khi đó, nó sẽ chỉ là một ký ức xa vời, hầu hết các thói quen xã hội cũ của chúng ta sẽ trở lại và "lợi hại" hơn xưa.

Vì vậy, kinh doanh sẽ sôi động như trước, chỉ là vấn đề sớm muộn. Nếu hi vọng sự phục hồi đến vào cuối năm thì có vẻ là lạc quan thái quá. Nhưng sự thật là mọi người sẽ quên rất nhanh, Covid-19 sẽ chìm vào quá khứ nhanh hơn nhiều so với sức  tưởng tượng của hầu hết chúng ta.

Giờ hãy giả sử rằng nhu cầu sẽ quay trở lại nhanh chóng. Để mọi thứ cân bằng, nguồn cung sẽ phải tăng theo để phù hợp với cầu. Tuy nhiên, khi nguồn cung sẽ quay trở lại, tốc độ sẽ thấp hơn so với nhu cầu. Bà Karen Ward lưu ý: Sẽ mất một thời gian dài để giải quyết vấn đề trật tự trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời sẽ có ít sự cạnh tranh hơn, do một số công ty phá sản vì khủng hoảng.

Đó là con đường đến lạm phát. Và thậm chí, sự mất giá còn kéo dài. Tất nhiên, đến một lúc nào đó, nguồn cung sẽ bắt kịp. Câu hỏi sau đó sẽ trở thành - làm thế nào để kiềm chế vấn đề lạm phát đang diễn ra? Đó là vấn đề của các chính phủ và ngân hàng trung ương.

Để cứu nền kinh tế khỏi Covid-19, các chính phủ sẽ chi rất nhiều tiền - tiền vay. Rồi hệ quả là rất nhiều khoản nợ. Tiền để trả nợ sẽ đến từ đâu? 

"Người nộp thuế? Quên đi. Nghiêm túc đấy. Quên đi. Tiền đó là không đủ để chi trả" - bà Karen nhấn mạnh. "Vậy tiền đến từ đâu? Từ ngân hàng trung ương. Nói một cách đơn giản, bạn sẽ in thêm tiền mới vào nền kinh tế".

Quan trọng hơn, ban đầu sẽ ít ai quan tâm đến lạm phát, vì lạm phát là điều chúng ta mong muốn trong suốt thời gian này. Tại một số thời điểm, lạm phát là cái mọi người mong muốn, đơn giản vì họ đang hứng chịu hậu quả từ giảm phát. Đó sẽ là lúc chúng ta phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo.

Nhưng bây giờ, các nền kinh tế hãy lo lắng về giai đoạn đầu trước đã. Bởi vì những điều đó đã đủ rắc rối rồi.

 

Nguồn: Sky News

Bài liên quan