Ông Hancock bác bỏ kế hoạch cung cấp ưu đãi cho người đã được tiêm chủng tại quán rượu và nhà hàng.
Ông Hancock cho biết người dân sẽ cần chứng nhận đã tiêm vắc-xin để di chuyển tới một số khu vực, nhưng Chính phủ sẽ không nới lỏng quy định phong tỏa nhanh hơn đối với những người sở hữu chúng.
Bộ trưởng cũng bác bỏ kêu gọi bắt buộc lao động một số ngành nghề như nhân viên chăm sóc sức khỏe phải tiêm vắc-xin do đây "không nằm trong kế hoạch của chính phủ".
“Chúng tôi chắc chắn sẽ không bắt buộc người dân sử dụng vắc-xin”, ông Hancock khẳng định.
Ngoài ra, bộ trưởng Y tế xác nhận họ đang xem xét ban hành một mẫu hộ chiếu vắc-xin cho phép người dân di chuyển tới một số quốc gia. Ông Hancock nói: “Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc tốc độ dỡ bỏ các quy tắc phong tỏa sẽ khác nhau đối với người đã tiêm và chưa tiêm. Chúng tôi không định làm như thế”.
Hộ chiếu vắc-xin là chủ đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây
Khi được hỏi liệu người dân có được tự do hơn nếu đã tiêm chủng hay không, ông nhấn mạnh chính phủ chỉ áp dụng tiêu chuẩn này đối với quá trình di chuyển tới các quốc gia có nhu cầu.
Tuyên bố của Hancock đã loại trừ mọi mối liên hệ nào giữa luật pháp của Chính phủ và quyền lợi khi tiêm vắc xin, nhưng không đề cập chi tiết đến các quán rượu, rạp hát hoặc hệ thống giao thông tuyên bố rằng họ sẽ chỉ tiếp nhận những người đã tiêm chủng.
Hôm Chủ nhật 14/2, ngoại trưởng Dominic Raab đề nghị rằng hộ chiếu vắc-xin có thể được sử dụng ở "cấp nội địa hoặc địa phương", ở những nơi như cửa hàng và nhà hàng. Số 10 Downing sau đó đã bác bỏ mọi kế hoạch có liên quan.
Phát biểu với Sky News, ông Hancock xác nhận họ đang làm việc với các quốc gia khác để phát triển một ứng dụng hoặc chứng chỉ được quốc tế công nhận - thường được gọi là hộ chiếu vắc-xin.
Ông Hancock nói: “Một số quốc gia khác đang cân nhắc đưa ra các quy định yêu cầu bắt buộc tiêm vắc-xin trước khi nhập hoặc xuất cảnh. Trong trường hợp đó, điều quan trọng là người đến từ Anh quốc phải chứng minh được họ đã được tiêm phòng trước khi di chuyển”.
“Vì vậy, chúng tôi đang làm việc với các nước trên thế giới về vấn đề này”.
Bộ trưởng so sánh hộ chiếu vắc-xin Covid-19 với chứng chỉ Yellow Fever người di chuyển đến các khu vực châu Phi cận Sahara phải có.
Tiến sĩ David Nabarro - đặc phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới về Covid-19, cho biết ông hy vọng "một số loại" hộ chiếu vắc-xin sẽ ra mắt.
Ông David nói: "Tôi hoàn toàn chắc chắn trong vài tháng tới, chúng ta đi lại rất nhiều. Chúng ta cần đặt ra một số điều kiện để mọi người có thể dễ dàng di chuyển từ nơi này sang nơi khác, vì vậy chắc chắn một loại giấy chứng nhận đã tiêm vắc-xin sẽ rất quan trọng”.
Vị chuyên gia cũng nói thêm rằng các quốc gia chỉ có thể hình thành "bong bóng di chuyển" nếu hai phía có cùng tiêu chuẩn phòng dịch và mức độ tiêm chủng tương tự nhau.
Theo: Evening Standard