Sau gần 40 năm chìm trong bóng tối, bí mật khủng khiếp về “đảo chết” ở Anh bị phanh phui

Cho đến nay, hòn đảo Gruinard của Anh trở thành một trong những khu vực nguy hiểm nhất hành tinh.

Nằm cách bờ biển Scotland khoảng 1km về phía Tây là hòn đảo nhỏ Gruinard vốn rất đẹp và nên thơ. Vẻ đẹp nguyên sơ của nó giờ chỉ còn là dĩ vãng bởi cách đây gần 7 thập kỷ, con người đã biến nó trở thành một trong những khu vực nguy hiểm nhất hành tinh, không có bóng người hay động vật sinh sống!

Điều gì đã biến hòn đảo nhỏ hình oval Gruinard trở thành “địa ngục” có thể giết chết một người trong thời gian ngắn sau khi đặt chân lên nó? Ở Gruinard ẩn chứa bí mật đáng sợ gì của chính phủ Anh?

Cùng quay về thời điểm những năm đầu của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 – 1945) và Anh đầu thập niên 1940 để tìm hiểu bí mật đen tối của hòn đảo được xem là “Đảo tử thần” hay “Đảo chết” này.

426 1 Sau Gan 40 Nam Chim Trong Bong Toi Bi Mat Khung Khiep Ve Dao Chet O Anh Bi Phanh Phui
Năm 1940, khi Thế chiến II đang bước vào giai đoạn cao trào, đặc biệt là sau hàng loạt cuộc oanh kích dữ dội của Phát xít Đức xuống nước Anh (bằng chiến dịch Blitz, diễn ra liên tiếp từ tháng 9/1940 đến tháng 5/1941), chính phủ nước Anh dấy lên mối lo ngại về một cuộc tấn công vũ khí sinh học mà lực lượng không quân hiếu chiến Luftwaffe (Đức) có thể oanh kích London.

Đứng trước tình thế cấp bách này, Thủ tướng Anh lúc đó là Winston Churchill hiển nhiên nhận thấy phe Trục (nổi lên với 3 thế lực chính là Đức Quốc xã, Đế quốc Nhật, Phát xít Ý) đang theo đuổi các chương trình phát triển vũ khí sinh học chứa các mầm bệnh chết chóc, và ông muốn có một loại vũ khí tương tự sẵn sàng đáp trả và ngăn chặn Đức Quốc xã trong trường hợp Hitler phát động một cuộc tấn công vũ khí sinh học nguy hiểm.

Chính phủ Anh thời bấy giờ nhanh chóng triển khai cuộc điều tra để xác định tính khả thi của loại vũ khí sinh học mà họ gọi với mật danh là N-Bomb.

Các nhà khoa học quân sự hàng đầu của Porton Down – Trung tâm nghiên cứu vũ khí sinh-hóa tuyệt mật của Anh – đã nghiên cứu khả năng tấn công địch bằng cách sử dụng vi khuẩn than. Theo đó, vi khuẩn than có thể giết chết người bằng nhiều cách khác nhau, thông qua việc tiếp xúc với da, hít hoặc nuốt phải.

426 2 Sau Gan 40 Nam Chim Trong Bong Toi Bi Mat Khung Khiep Ve Dao Chet O Anh Bi Phanh Phui
Các nhà khoa học quân sự tại Porton Down.

Kế hoạch của những “bộ óc quân sự” hàng đầu của Porton Down là cho phát nổ những quả bom chứa nội bào tử vi khuẩn than (Bacillus anthracis), việc còn lại để loại vi khuẩn gây chết người có khả năng phát tán rộng ra không khí là thực hiện “sứ mệnh” giết người hàng loạt của nó.

Theo các nhà khoa học, vi khuẩn than có thể tiết ra loại protein có độc tính cực mạnh, gây tử vong nhanh. Một người trưởng thành chỉ cần tiếp xúc với một lượng bào tử vi khuẩn than cực nhỏ cũng có thể thiệt mạng. Vi khuẩn than không chỉ giết người, khu vực bị ném bom sẽ bị ô nhiễm trong thời gian rất lâu sau đó.

Khi loại bom sinh học đã được nghiên cứu, Anh cần tìm một khu vực hẻo lánh để thử nghiệm loại vũ khí chết người này. Và họ chọn hòn đảo nhỏ Gruinard dài 2km, rộng 1km từng có người sinh sống làm nơi nghiên cứu khả năng huỷ diệt của N-Bomb.

Vào năm 1942, giới khoa học quân sự Anh đã lựa chọn chủng bệnh than có tên “Vollum 14578” – một loại vi khuẩn than độc tính cực mạnh, có khả năng gây chết người cao (đặt theo tên của người tìm ra nó là R. L. Vollum, Giáo sư Vi khuẩn tại Đại học Oxford – Anh) – để thử nghiệm tại Gruinard.

“Nạn nhân” đầu tiên hứng chịu loại bom mầm bệnh chết chóc này là 80 con cừu. Chúng được vận chuyển bí mật lên đảo và âm thầm trải qua những nỗi đau do vi khuẩn than dày vò.

Vài ngày sau khi cho nổ bom sinh học, đàn cừu bắt đầu chết la liệt. Toàn bộ quá trình thử nghiệm được các nhà khoa học quân sự Anh quay lại và mãi đến năm 1997, người ta mới biết về những thước phim đáng sợ này.

426 3 Sau Gan 40 Nam Chim Trong Bong Toi Bi Mat Khung Khiep Ve Dao Chet O Anh Bi Phanh Phui
Được ví như “quái vật dưới lòng đất”, vi khuẩn bệnh than có thể thức tỉnh và gây nguy hiểm đến cho động vật và con người.

Theo các nhà khoa học, bào tử vi khuẩn bệnh than có khả năng sống sót rất khủng khiếp. Dù bị trộn với chất khử hay nung trong lò ở nhiệt độ 180 độ C, chúng vẫn sống rất bền bỉ. Thậm chí, tồn tại được hàng trăm năm dưới lòng đất.

Hòn đảo Gruinard bị ô nhiễm chủng bệnh chết người nặng nề và không ai biết chính xác nó sẽ mất bao lâu mới có thể khôi phục lại mức độ an toàn để con người và động vật có vú có thể sinh sống.

Quay lại những cuộc thử nghiệm năm 1942, sau khi phân tích kết quả, các nhà khoa học nhận định, vi khuẩn than có thể gây chết người nhanh chóng nếu tăng liều lượng và chọn chủng bệnh than có độc tính mạnh.

426 4 Sau Gan 40 Nam Chim Trong Bong Toi Bi Mat Khung Khiep Ve Dao Chet O Anh Bi Phanh Phui
Các nhà khoa học tiến hành thu thập xác cừu để nghiên cứu mức độ tác động của vi khuẩn than.

Không chỉ gây hậu quả khủng khiếp lâu dài cho hòn đảo Gruinard, sau tất cả những cuộc thử nghiệm của loại vũ khí mầm bệnh chết chóc, những xác cừu chết vì bệnh than được chôn một cách bừa bãi, cẩu thả ngay tại đảo. Sau một trận bão lớn, hàng loạt xác cừu trôi nổi trên biển và dạt vào bờ khiến cho các loài động vật trên đất liền bị nhiễm và chết vì vi khuẩn than.

Kể từ năm 1947 đến năm 1968, hàng năm nhân viên của Cơ quan Nghiên cứu Vi sinh (MRE) tại Porton Down đều bí mật đến đảo Gruinard để thu thập mẫu đất nhằm kiểm tra mức độ ô nhiễm. Kết quả, mức độ ô nhiễm không hề suy giảm.

Mãi đến năm 1981, công chúng mới biết về sự thật khủng khiếp mà đảo Gruinard ẩn chứa sau 39 năm chìm trong bóng tối, sau khi một nhóm tự xưng là Dark Harvest gửi các mẫu đất nhiễm vi khuẩn than cho báo chí.

Sau khi sự thật bị phơi bày, người ta gọi những thí nghiệm trên đảo Gruinard là minh chứng đầu tiên của “khủng bố môi trường”.

Năm 1986, dưới áp lực của công chúng, chính phủ Anh tiến hành “khử trùng” đất đai trên đảo bằng cách sử dụng 280 tấn formaldehyde pha loãng với nước biển và phun trên toàn bộ bề mặt của hòn đảo. Một năm sau, người ta tiến hành nghiên cứu lại mẫu đất trên đảo, kết quả đáng buồn là, chỉ một phần nhỏ đất được khử, còn lại vẫn bị ô nhiễm nặng nề.

Sau khi người Mỹ mở ra kỷ nguyên của vũ khí nguyên tử năm 1945 với việc thử thành công quả bom mang mật danh “The Trinity”, vũ khí mầm bệnh chết chóc cũng dần bị xem nhẹ. Hòn đảo Gruinard cũng chịu chung số phận.

426 5 Sau Gan 40 Nam Chim Trong Bong Toi Bi Mat Khung Khiep Ve Dao Chet O Anh Bi Phanh Phui
Biển cảnh báo khu vực nguy hiểm trên hòn đảo Gruinard.

Hơn 7 thập kỷ qua đi kể từ những cuộc thí nghiệm cho nổ bom vi khuẩn than trên hòn đảo Gruinard, giờ đây Gruinard vẫn bị cách ly mạnh mẽ, trở thành một trong những khu vực nguy hiểm nhất hành tinh do lượng bào tử vi khuẩn than có sức sống mãnh liệt vẫn ẩn trong đất đai nơi đây.

Những nỗ lực cải tạo đất trên hòn đảo Gruinard của chính phủ Anh trong hai năm liên tục đều rơi vào thất bại bởi bào tử vi khuẩn than gần như không thể bị phá hủy và có thể tồn tại trong đất rất nhiều năm, tương tự như tính phóng xạ của bom nguyên tử.

Và cho đến nay, mặc dù nhà khoa học công bố không tìm thấy vi khuẩn than trên cá thể cừu nuôi thí nghiệm trên đảo nhưng người ta vẫn không dám đặt chân lên hòn đảo này sinh sống hoặc du lịch. Gruinard – một phần hệ quả của chiến tranh – vì thế cũng trở thành một trong những khu vực bị bỏ hoang, nguy hiểm nhất hành tinh!

Nguồn: http://soha.vn

Bài liên quan