Tại sao UK lại phải thực hiện lệnh phong tỏa và điều gì sẽ xảy ra nếu không làm việc này ?

Thủ Tướng Anh cuối cùng cũng đã ra lệnh phong toả toàn bộ Vương Quốc Anh, cấm mọi người ra đường mà không có lý do chính đáng như mua đồ ăn, đi khám bác sĩ, đi làm.

Nhiều người đã lên mạng bày tỏ sự thất vọng vì nước Anh ra lệnh này quá muộn & Anh Quốc sẽ không thể đẩy lùi dịch virus nhanh chóng được. 

Tuy nhiên, lý do chính để chính phủ Anh ra lệnh phong toả không phải là để ngăn chặn ngay lập tức dịch bệnh này. Mà theo họ, đây mới là thời điểm thích hợp để phong toả toàn quốc, giúp hệ thống y tế nước này tránh bị quá tải, rơi vào thảm hoạ như ở Ý. 

Nếu bạn không tin - thì hãy xem những số liệu phân tích dưới đây do tổng hợp lại từ Sky News , xin được chia sẻ với bạn đọc để nắm rõ hơn về các chiến lược mà chính phủ Anh đang thực hiện.

Điều đầu tiên Anh Quốc xác định là không thể nào ngăn chặn và đẩy lùi được dịch này lây lan trong nước Anh trong 1 khoảng thời gian ngắn ( có thể kéo dài 1 năm và dịch còn quay lại). Việc họ có thể làm đó là quản lý tốt số người bị nhiễm và dần dần chữa các ca nguy hiểm nhất. 

132 1 Tai Sao Uk Lai Phai Thuc Hien Lenh Phong Toa Va Dieu Gi Se Xay Ra Neu Khong Lam Viec Nay

Trường ĐH Imperial đã phát triển ra mô hình dự đoán sự lây lan của dịch bệnh và chúng được sử dụng để ra các quyết định cho Thủ Tướng & chính phủ Anh trong mấy ngày qua.

Tình hình phát triển dịch giống với bên Ý

Theo số liệu thống kê thì tốc độ tăng số người bệnh ở Ý và Anh Quốc là giống nhau. Cả 2 nơi đều có điều kiện gần giống nhau, cách lây lan bệnh giống nhau nên chính phủ Anh ra lệnh phong toả cũng giống với Ý. Ngày thứ 17 Ý phong toả thì ở Anh là ngày thứ 18 kể từ khi có bệnh nhân đầu tiên tử vong.

Để giữ cho tốc độ lây lan giảm xuống, Chính Phủ Anh buộc phải ra lệnh phong toả, nếu không hệ thống y tế có thể sẽ bị quá tải giống ở Ý.

Một trong những lý do nữa đó là người dân vẫn không tuân theo yêu cầu giữ khoảng cách khi ra nơi công cộng.

Dưới đây là đồ thị miêu tả kết quả giữa việc : người dân giữ khoảng cách với nhau và người dân tự do đi lại giao tiếp

132 2 Tai Sao Uk Lai Phai Thuc Hien Lenh Phong Toa Va Dieu Gi Se Xay Ra Neu Khong Lam Viec Nay NGUỒN: Mô hình này được phát triển bởi Jessica Bridgen, nghiên cứu sinh về Thống kê và Dịch tễ học tại Đại học Lancaster

 

Biểu đồ hình Xanh Đậm cho thấy nếu mọi người chịu giữ khoảng cách với nhau - thì đỉnh của dịch sẽ được hạ thấp và đẩy lùi sang tới giữa mùa hè.

Tại sao không làm thật chặt - đóng cửa tất cả ?

Nhiều người đã lên mạng bày tỏ sự phẫn nộ và chỉ trích chính phủ Anh đã quá xem nhẹ dịch, không cấm đoán, đóng cửa ngay từ những ngày đầu. Theo số liệu của mô hình, nếu làm chặt ngay từ đầu thì càng làm tình hình tồi tệ hơn, dưới đây là lý do: 

132 3 Tai Sao Uk Lai Phai Thuc Hien Lenh Phong Toa Va Dieu Gi Se Xay Ra Neu Khong Lam Viec Nay

NGUỒN: Mô hình này được phát triển bởi Jessica Bridgen, nghiên cứu sinh về Thống kê và Dịch tễ học tại Đại học Lancaster

Nhìn vào đồ thị màu Vàng: nếu làm các biện pháp mạnh - thì đỉnh dịch và số lượng người bị nhiễm virus Covid-19 sẽ giảm thấp đáng kể. Tuy nhiên, sau đó dịch lại bùng phát thêm 1 lần nữa. Và thời điểm bùng phát sẽ là vào gần Mùa Đông năm sau , thời điểm mà y tế NHS của Anh thường quá tải vì nhiều dịch bệnh khác nhau.

(1 số nước như HongKong hay Singapore đã bắt đầu có thêm đỉnh dịch lần thứ 2 - lần này nguy hiểm hơn lần đầu họ phải đối đầu. )

Dưới đây là 1 mô hình khác, miêu tả nếu người dân nghiêm túc thực hiện việc giữ khoảng cách với nhau thì đỉnh dịch sẽ đẩy lùi về mùa hè, và số lượng ca nhiễm đủ để hệ thống y tế NHS xử lý

132 4 Tai Sao Uk Lai Phai Thuc Hien Lenh Phong Toa Va Dieu Gi Se Xay Ra Neu Khong Lam Viec Nay

Tập hợp cả 4 biểu đồ nếu trên - để mọi người so sánh đỉnh dịch sẽ ở đâu nếu chính phủ có các hành động khác nhau

 

132 5 Tai Sao Uk Lai Phai Thuc Hien Lenh Phong Toa Va Dieu Gi Se Xay Ra Neu Khong Lam Viec Nay

NGUỒN: Mô hình này được phát triển bởi Jessica Bridgen, nghiên cứu sinh về Thống kê và Dịch tễ học tại Đại học Lancaster

Đó là lý do vì sao chính phủ Anh đóng cừa từng khu vực, từng doanh nghiệp và đưa ra từng biện pháp từ từ trong những ngày qua. Mục tiêu của họ không phải là chặn đứng dịch lây lan từ bây giờ là lấy lại sự kiểm soát - để đẩy lùi đỉnh dịch vừa thời điểm mùa hè này.

Các biện pháp phong toả mạnh hơn nhằm làm giảm số lượng người nhiễm trong cùng 1 lúc - từ đó giúp hệ thống y tế của Anh không quá tải và có đủ y bác sĩ để chữa cho tất cả mọi người. 

Và đó cũng là lý do ông Boris Johnson phát biểu - Anh Quốc có thể chiến thắng dịch này trong 12 tuần tới. 

Tất nhiên, dân gian ra luôn có câu "người tính không bằng trời tính" . Mọi tính toán chỉ là lý thuyết, hi vọng những gì chính phủ Anh đang làm sẽ mang lại kết quả khả quan nhất cho dân chúng.

 

 

Tổng hợp từ SkyNews

 

 

Bài liên quan