Thủ tướng Anh đề nghị EU tái đàm phán Brexit

Thủ tướng Anh Theresa May hiện đang ở Brussels, Bỉ để đề nghị các nhà lãnh đạo EU đồng thuận thay đổi thỏa thuận Brexit mà Anh và EU đã đàm phán thành công từ năm ngoái, để Quốc hội Anh phê chuẩn một bản dự thảo Brexit mới, trước viễn cảnh tái đàm phán là rất mong manh.

132 1 Thu Tuong Anh De Nghi Eu Tai Dam Phan Brexit

Thủ tướng Anh Theresa May (trái) sẽ chính thức đưa ra lời đề nghị tái đàm phán Brexit với EU, để thoát khỏi tình trạng bế tắc như hiện tại.

Các ống kính máy ảnh đã bắt kịp khoảnh khắc Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker bắt tay hờ hững với Thủ tướng Anh Theresa May, cho thấy mối quan hệ đã rất lạnh nhạt giữa hai bên, đồng thời cũng chỉ ra vai trò của ông Juncker hầu như đã không hành động gì để giảm bớt bất đồng giữa hai bên, trong khi chỉ còn 50 ngày nữa là Brexit sẽ diễn ra, Reuters đưa tin.

 

Trước khi đặt chân đến trụ sở EU tại Brussels, Bỉ, bà May đã lường trước được rằng tái đàm phán sẽ không hề đơn giản.

Dự kiến, Thủ tướng Anh sẽ làm việc "khẩn trương" với Chủ tịch UB châu Âu Juncker, Chủ tịch EU Donald Tusk và Chủ tịch Nghị viện châu Âu Antonio Tajani để có thể tìm ra lối thoát cho thỏa thuận này. Bà May đã cam kết với Quốc hội Anh rằng "sẽ đưa ra thông điệp rõ ràng yêu cầu thay đổi bản thỏa thuận Brexit".

Về phía EU, ông Tusk mô tả, sai lầm của EU chính là không dứt khoát, quyết liệt, đồng thời cho rằng cuộc đàm phán với bà May sẽ có thể trở nên "tồi tệ" với những người ủng hộ Brexit mà không có được kịch bản hoàn hảo cho cả hai bên.

Tình huống xấu nhất, đó là thời điểm ngày 29/3 - thời điểm Brexit, diễn ra, mà Anh và EU không đạt được thỏa thuận chuyển giao nào, điều khiến rất nhiều doanh nghiệp quan ngại vì sẽ cản trở công việc kinh doanh của họ, trở thành thảm họa của cả nền kinh tế Anh. 

Quốc hội Anh đã phản đối thỏa thuận Brexit do bà May đề xuất, mà đã trở thành lần phản đối mạnh mẽ nhất trong lịch sử nước Anh hiện đại. Các nghị sĩ Anh đã yêu cầu bà May phải đàm phán, thỏa thuận lại Brexit, thay đổi một số điều khoản mà có thể đánh mất Bắc Ireland - phần lãnh thổ vốn thuộc chủ quyền Vương quốc Anh về tay EU.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU cho biết, việc thay thế điều khoản này là không thể, bởi đây là yêu cầu đảm bảo một biên giới mềm, là tôn chỉ ban đầu của EU. 

Theo Báo Tiền Phong

 

 

Bài liên quan