Thủ tướng Anh quay lại làm việc đúng "thời điểm gay cấn"

Thủ tướng Anh Boris Johnson dự kiến quay lại làm việc từ tuần tới sau khi khỏi COVID-19, đúng "thời điểm gay cấn" khi Anh cần quyết định có nới lỏng hạn chế hay không.

Thủ tướng Anh Boris Johnson, người đang bình phục sau căn bệnh COVID-19, dự kiến trở lại làm việc hôm thứ Hai, 27.4, báo chí Anh đưa tin.

“Ông không phải mẫu người khi cảm thấy mình ổn rồi mà không làm việc gì. Thật ra ngay trong tuần lễ gần đây ông đã làm việc nhiều và đầy đủ" - tờ Telegraph dẫn một trong những nguồn tin cho biết.

132 1 Thu Tuong Anh Quay Lai Lam Viec Dung Thoi Diem Gay Can

Nhiều tờ báo khác của Anh như Independent, Mail, Guardian, và các hãng BBC, Reuters... cũng đưa tin về thời điểm dự kiến ông Johnson quay lại làm việc.

Theo tờ Telegraph, Thủ tướng đã yêu cầu các trợ lý đưa vào lịch trình làm việc trong tuần tới các cuộc gặp với một số bộ trưởng. Cũng theo tờ báo này, ông Johnson trở lại công việc đúng vào "thời điểm gay cấn", khi các thành viên khác của chính phủ đang chờ đợi sáng kiến của ông về kế hoạch chiến lược nhằm dần dần dỡ bỏ các biện pháp cách ly chống dịch đang gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Anh.

Tại Anh, ngày 22/4, Ngoại trưởng Dominic Raab khẳng định tới cuối tháng 4, quốc gia này sẽ đạt được mục tiêu xét nghiệm 100.000 người nghi nhiễm virus trong một ngày.

Phát biểu trước Quốc hội, ông Raab cũng nhận định quốc gia này đang bắt đầu bước qua giai đoạn đỉnh dịch.

Dịch COVID-19 làm gia tăng nỗi lo tại Anh rằng những bệnh nhân nhiều tuổi và dễ bị tổn thương không thể tìm được trợ giúp và chết đơn độc vì những căn bệnh có khả năng điều trị.

Theo số liệu của Cơ quan thống kê nhà nước của Anh, số ca tử vong tại nhà hằng tuần đã tăng 51% trong vòng 4 tuần, tính tới ngày 10/4.

 

Chỉ có 466 ca tử vong có liên quan trực tiếp tới virus SARS-CoV-2 mặc dù một số người có thể mắc COVID-19 nhưng không được ghi trong giấy chứng tử.

Giáo sư David Spiegelhalter thuộc trường Đại học Cambridge cho biết: “Mọi người rất ngại tới bệnh viện vào thời điểm này."

Điều này làm gia tăng nỗi lo rằng những bệnh nhân nhiều tuổi và dễ bị tổn thương, phần lớn trong đó phụ thuộc vào nhân viên chăm sóc tại nhà, không thể tìm được trợ giúp và chết đơn độc vì những căn bệnh có khả năng điều trị.

Báo Daily Mail tiết lộ hàng nghìn bệnh nhân bị đau tim và đột quỵ phải chờ ít nhất 2 giờ 20 phút mới có xe cấp cứu.

Hơn một triệu lượt khám bệnh tại nhà đã bị hủy do lệnh phong tỏa, đồng nghĩa với việc những người dễ bị tổn thương nhất có nguy cơ bị tử vong vì các căn bệnh khác.

Có khoảng 400.000 người đang được chăm sóc trong các viện dưỡng lão tại Anh và 810.000 người khác phụ thuộc vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Nhiều người trong số này có các vấn đề về sức khỏe và cần được thăm khám thường xuyên.

Theo Telegraph

Bài liên quan