Với vẻ cổ kính, lộng lẫy, thư viện Bodleian thuộc Đại học Oxford (Anh) được chọn làm cảnh quay ở nhiều bộ phim nổi tiếng, trong đó có “Harry Potter”. Bodleian là thư viện nghiên cứu chính của Đại học Oxford và là một trong những thư viện lâu đời nhất ở châu Âu, lớn thứ 2 ở Anh, sau Thư viện Anh quốc, London. Nó được mở cửa lần đầu tiên vào năm 1602, hợp nhất với một thư viện trước đó cũng do Đại học Oxford xây dựng vào thế kỷ 15 để lưu trữ các cuốn sách được tặng bởi Humfrey, Công tước xứ Gloucester. Ảnh: Amreading. Thông tin trên trang chủ của thư viện cho biết Bodleian hiện lưu giữ hơn 13 triệu bản in, hơn 80.000 tạp chí điện tử và nhiều bộ sưu tập nổi bật, gồm sách, bản thảo quý hiếm, giấy cói cổ, bản đồ, âm nhạc, nghệ thuật… Phần lớn tài liệu lưu trữ của thư viện đã được số hóa và đưa lên mạng để truy cập công khai vào năm 2015. Ảnh: Pinterest. Nhiệm vụ chính của nơi đây là cung cấp tài liệu để hỗ trợ việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu của Đại học Oxford. Theo cuốn Harry Potter Places (quyển 2) của C. D. Miller, Bodleian có ít nhất 29 phòng đọc, tổng chiều dài các kệ sách lên tới gần 200 km. Ảnh: Wilkinson Eyre Architects. Theo trang Anglotopia, các bộ sưu tập của thư viện Bodleian được bổ sung thêm khoảng 1.000 cuốn sách/ngày hoặc 5.000 cuốn/tuần. Vì các bộ sưu tập quá lớn nên các tòa nhà ở trung tâm thành phố không thể chứa hết. Đại học Oxford phải xây dựng kho lưu trữ cách thị trấn Swindon 50 km. Hiện tại, kho này chứa khoảng 9 triệu ấn phẩm. Ảnh: Vinesh Rajpaul. Nhờ sự đồ sộ và cổ kính, một số khu vực của thư viện Bodleian từng được chọn làm nơi ghi hình một số cảnh quay của loạt phim Harry Potter. Trong phim, thư viện Duke Humfrey chính là thư viện trường Hogwart, còn tòa nhà Divinity School là bệnh xá (phần 1) và lớp học múa của trường (phần 3). Ảnh: Warner Bros. Bodleian sở hữu lượng lớn sách quý hiếm và giá trị nhất thế giới, như bản in tiếng Anh đầu tiên về Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên từ 1792 của Newton, bản in đầu tiên Emma của Jane Austen hay Minh hoạ lịch sử nước Anh của John Cassell. Ảnh: Flickr. Theo Lonely Planet, ít nhất 5 vị vua, nhiều thủ tướng và những người đoạt giải Nobel hay nổi tiếng (Oscar Wilde, CS Lewis và JRR Tolkien) đã nghiên cứu tại thư viện Bodleian. Ảnh: Summerabroad.utoronto.ca. Đặc biệt, Bodleian được xem như thư viện tham khảo, không phải thư viện cho mượn. Không ai được phép lấy hoặc mượn các cuốn sách, tài liệu từ thư viện này. Năm 1645, ngay cả vua Charles I cũng được cho là bị từ chối khi hỏi mượn sách tại đây. Ảnh: Oxford-royale.co.uk. Trước khi vào thư viện, mọi người buộc phải chấp thuận một lời cam kết như không đem sách ra khỏi thư viện, không làm bẩn, làm mất hoặc hỏng sách dưới bất kỳ hình thức nào; không sử dụng lửa, hút thuốc và tuân thủ mọi quy định của thư viện. Theo truyền thống, đó là lời thề bằng miệng nhưng giờ đây được thay bằng cách ký văn bản. Văn phòng Bodleian còn lưu trữ bản cam kết này bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau để những người không biết tiếng Anh có thể đọc và hiểu được. Ảnh: Twitter. Ngoài ra, Bodleian cũng có những tour tham quan với 3 mốc thời gian: 30 phút, 60 phút và 90 phút để mọi người có thể chiêm ngưỡng sự cổ kính, đồ sộ của nơi đây. Bạn có thể đến đây mua vé (hoặc đặt vé online trước 2 tuần), chỉ có các nhà nghiên cứu và học thuật sẽ được đặc cách vào cổng. Trẻ em dưới 11 tuổi chưa đủ điều kiện để tham gia tour tham quan tại thư viện. Ảnh: Thesavorytort.com.
Với vẻ cổ kính, lộng lẫy, thư viện Bodleian thuộc Đại học Oxford (Anh) được chọn làm cảnh quay ở nhiều bộ phim nổi tiếng, trong đó có “Harry Potter”.
Bodleian là thư viện nghiên cứu chính của Đại học Oxford và là một trong những thư viện lâu đời nhất ở châu Âu, lớn thứ 2 ở Anh, sau Thư viện Anh quốc, London. Nó được mở cửa lần đầu tiên vào năm 1602, hợp nhất với một thư viện trước đó cũng do Đại học Oxford xây dựng vào thế kỷ 15 để lưu trữ các cuốn sách được tặng bởi Humfrey, Công tước xứ Gloucester. Ảnh: Amreading.
Thông tin trên trang chủ của thư viện cho biết Bodleian hiện lưu giữ hơn 13 triệu bản in, hơn 80.000 tạp chí điện tử và nhiều bộ sưu tập nổi bật, gồm sách, bản thảo quý hiếm, giấy cói cổ, bản đồ, âm nhạc, nghệ thuật… Phần lớn tài liệu lưu trữ của thư viện đã được số hóa và đưa lên mạng để truy cập công khai vào năm 2015. Ảnh: Pinterest.
Nhiệm vụ chính của nơi đây là cung cấp tài liệu để hỗ trợ việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu của Đại học Oxford. Theo cuốn Harry Potter Places (quyển 2) của C. D. Miller, Bodleian có ít nhất 29 phòng đọc, tổng chiều dài các kệ sách lên tới gần 200 km. Ảnh: Wilkinson Eyre Architects.
Theo trang Anglotopia, các bộ sưu tập của thư viện Bodleian được bổ sung thêm khoảng 1.000 cuốn sách/ngày hoặc 5.000 cuốn/tuần. Vì các bộ sưu tập quá lớn nên các tòa nhà ở trung tâm thành phố không thể chứa hết. Đại học Oxford phải xây dựng kho lưu trữ cách thị trấn Swindon 50 km. Hiện tại, kho này chứa khoảng 9 triệu ấn phẩm. Ảnh: Vinesh Rajpaul.
Nhờ sự đồ sộ và cổ kính, một số khu vực của thư viện Bodleian từng được chọn làm nơi ghi hình một số cảnh quay của loạt phim Harry Potter. Trong phim, thư viện Duke Humfrey chính là thư viện trường Hogwart, còn tòa nhà Divinity School là bệnh xá (phần 1) và lớp học múa của trường (phần 3). Ảnh: Warner Bros.
Bodleian sở hữu lượng lớn sách quý hiếm và giá trị nhất thế giới, như bản in tiếng Anh đầu tiên về Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên từ 1792 của Newton, bản in đầu tiên Emma của Jane Austen hay Minh hoạ lịch sử nước Anh của John Cassell. Ảnh: Flickr.
Theo Lonely Planet, ít nhất 5 vị vua, nhiều thủ tướng và những người đoạt giải Nobel hay nổi tiếng (Oscar Wilde, CS Lewis và JRR Tolkien) đã nghiên cứu tại thư viện Bodleian. Ảnh: Summerabroad.utoronto.ca.
Đặc biệt, Bodleian được xem như thư viện tham khảo, không phải thư viện cho mượn. Không ai được phép lấy hoặc mượn các cuốn sách, tài liệu từ thư viện này. Năm 1645, ngay cả vua Charles I cũng được cho là bị từ chối khi hỏi mượn sách tại đây. Ảnh: Oxford-royale.co.uk.
Trước khi vào thư viện, mọi người buộc phải chấp thuận một lời cam kết như không đem sách ra khỏi thư viện, không làm bẩn, làm mất hoặc hỏng sách dưới bất kỳ hình thức nào; không sử dụng lửa, hút thuốc và tuân thủ mọi quy định của thư viện. Theo truyền thống, đó là lời thề bằng miệng nhưng giờ đây được thay bằng cách ký văn bản. Văn phòng Bodleian còn lưu trữ bản cam kết này bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau để những người không biết tiếng Anh có thể đọc và hiểu được. Ảnh: Twitter.
Ngoài ra, Bodleian cũng có những tour tham quan với 3 mốc thời gian: 30 phút, 60 phút và 90 phút để mọi người có thể chiêm ngưỡng sự cổ kính, đồ sộ của nơi đây. Bạn có thể đến đây mua vé (hoặc đặt vé online trước 2 tuần), chỉ có các nhà nghiên cứu và học thuật sẽ được đặc cách vào cổng. Trẻ em dưới 11 tuổi chưa đủ điều kiện để tham gia tour tham quan tại thư viện. Ảnh: Thesavorytort.com.
Nguon: https://news.zing.vn