Tại bệnh viện không nêu tên, các nhân viên y tế đã phải tiếp nhận nhiều trường hợp cố gắng tự tử trong hai tháng qua, với số lượng tương đương cả năm trước.
Nhưng có nhiều sự giúp đỡ dành cho người già bị trầm cảm và dễ bị tổn thương của Vương quốc Anh và họ nên được khuyến khích lên tiếng yêu cầu, Đại học Tâm thần học Hoàng gia cho biết.
Họ cho biết ngày càng có nhiều lo ngại về vấn đề tự tử nghiêm ở người cao tuổi, những người không thể chấm dứt cả xúc bị cô lập của mình vì quy định che chắn trong thời gian phong tỏa và có thể cả sau thời gian đó.
Bác sĩ Amanda Thompsell, chủ tịch Khoa Tâm thần Tuổi già, nói: "Họ đặc biệt bị ảnh hưởng bởi giai đoạn phong tỏa xã hội. Họ đã bị cắt đứt khỏi gia đình, thói quen của họ bị phá vỡ và họ đã phải chịu đựng nhiều tang lễ của người thân và bạn bè nhưng không thể tham dự do rủi ro sức khỏe.
"Chúng tôi lo ngại về tác động của quy định che chắn và tự cách ly, sự lo sợ về virus và khó khăn mà một số người già gặp phải khi tập sử dụng công nghệ để thực hiện cuộc gọi video cho bác sĩ.
"Người già thường không muốn tìm kiếm sự giúp đỡ trong khi nhu cầu hỗ trợ sức khỏe tâm thần của họ có thể đang lớn hơn bao giờ hết."
Kể từ đầu những năm 1980, tỷ lệ tự tử đã tăng theo tuổi tác, lên đến đỉnh điểm ở độ tuổi trung niên (45 đến 49 tuổi), theo số liệu mới nhất của Văn phòng Thống kê Quốc gia.
Tỷ lệ tự tử sau đó giảm dần cho đến mốc 80-84 tuổi, thời điểm mong muốn tự tử lại bắt đầu tăng lên.
Sau khi tỷ lệ tự tử giảm đáng kể giữa năm 2016 và 2017, tỷ lệ ở nam giới lớn tuổi đã bắt đầu tăng lên kể từ đó.
Số liệu mới nhất cho thấy sự gia tăng số lượng nam giới từ 80 đến 84 tuổi tự tử, với tỷ lệ từ 9,1 người trên 100.000 người vào năm 2017 (tương đương 65 người chết) lên 17,2 người trên 100.000 vào năm 2018 (126 người chết). Tuy nhiên, con số này ở nữ giới cao tuổi lại giảm đáng kể.
Từ năm 1981 đến 2018, tỷ lệ tự tử ở nữ giới đã giảm 52,7% đối với những người từ 45 đến 64 tuổi, 74,6% đối với những người từ 65 đến 74 tuổi và 72,1% đối với những người 75 tuổi.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người bị cô lập về mặt xã hội có nguy cơ tử vong sớm cao hơn gần 50%.
Cô đơn đã được xác định có liên quan tới một loạt các bệnh nghiêm trọng - và việc phong tỏa sẽ gián tiếp cướp đi thêm nhiều mạng sống, các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học ở Essen, Đức cảnh báo. Tiến sĩ Janine Gronewold, một nhà tâm lý học, cho biết: "Trên toàn thế giới, các vụ tự tử liên quan đến cuộc khủng hoảng corona đã tăng lên bởi lẽ nỗi sợ không thể kiểm soát căn bệnh dẫn đến sự bất an. Hậu quả tài chính chưa được xác định và cũng dẫn đến cảm giác lo sợ."
(Theo Express)