Thế hệ trẻ Việt Nam ở Cộng hòa Séc đã không còn muốn lê la trong các tiệm tạp hóa. Họ thành lập công ty của riêng mình, từ du lịch đến phát triển phần mềm cho toàn thế giới.
Vu Hoang Anh, đồng sáng lập công ty Avocode. Photo: EURO
Trong cuộc bầu cử gần đây nhất vào Nghị viện châu Âu đã có cả nhà kinh tế 33 tuổi Trần Văn Sang là ứng viên. Mặc dù phong trào Vì sức khỏe và thể thao của anh thất bại, nhưng dù sao Sang cũng là bằng chứng cho thấy, rằng thế hệ trẻ người Việt Nam đã bắt đầu thâm nhập vào tầng lớp ưu tú Séc như thế nào. Thế hệ gọi là “trẻ chuối” (bề ngoài vàng, bên trong trắng) đã có thể tìm thấy tại các công ty luật, các tổ chức quốc tế, nhưng cũng cả trong kinh doanh, lĩnh vực như nằm trong DNA châu Á.
Nhưng thế hệ trẻ Việt Nam không cam phận chỉ với hình thức buôn bán truyền thống trong các cửa hiệu tạp hóa, chợ trời hay tiệm làm móng. Họ thành lập công ty sử dụng sức mạnh công nghệ, mạng xã hội, và hoạt động của họ lan tỏa khắp từ các văn phòng du lịch tới nguồn con người, thị trường thương mại điện tử cho tới phát triển phần mềm cho thiết kế trên toàn thế giới. Tuần tạp chí Euro đã thăm dò thâm nhập vào cộng đồng người Việt trẻ và phát hiện nhiều câu chuyện kinh doanh đáng ngưỡng mộ.
Chàng bán báo từ Krnov
Có thể nói Nguyễn Mạnh Tùng là hạt nhân tinh thần của Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức hội tụ khoảng hai mươi thanh niên đầy tham vọng. Ở cái tuổi 29 chàng thanh niên đầy sáng tạo này đã trải qua sự nghiệp kinh doanh dài. Từ khi mới hai mươi tại thành phố Krnov nơi sinh ra đã được bình chọn là nhà phân phối nhật báo địa phương Region tốt nhất. “Tôi ra đời trước cách mạng, vào thời điểm khi mà người Việt ở Tiệp Khắc không được phép lập gia đình, chứ chưa nói đến chuyện sinh con. Nghĩa là tôi nằm trong số khoảng năm người Việt Nam ra đời ở Séc trước cách mạng,” Tùng kể.
Người lao động từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em trước năm 1989 đến Tiệp Khắc để du học hay làm việc, sau đó buộc phải hồi hương. Krnov là thành phố nhỏ, cho nên ở đó Tùng quen hết mọi người. Là người Việt đầu tiên nói tiếng Séc và học trường phổ thông.
Nhưng cha mất nên không thể học hết gymnazia. Bất ngờ phải đảm nhiệm trọng trách chăm sóc gia đình và đứa em trai. “Tôi bắt đầu giúp đỡ những người Việt khác, phiên dịch cho họ. Trong khi đó ở tuổi mười sáu vốn tiếng Séc của tôi đã tốt hơn Việt ngữ rất nhiều, ngôn ngữ mà tôi đã cải thiện trong khuôn khổ công việc của mình,” Tùng nói. Biên dịch giữa hai ngôn ngữ và sau đó trở thành công việc chính của anh. Từ 16 đến 19 tuổi làm việc cho văn phòng môi giới lao động, cung cấp nhân lực cho các xí nghiệp ở Opava, Kopřivnice và Uherské Hradiště, nơi người Việt đến để làm những công việc thủ công.
Trước khủng hoảng Séc đã kêu gọi hàng nghìn người Việt sang làm việc, nhưng họ hầu như không có tay nghề và cũng không biết tiếng. Tùng làm thay họ những việc vụn vặt quan trọng như lập tài khoản ngân hàng, tìm nhà ở, là những việc đơn giản nhưng nếu không biết tiếng và hiểu tập quán thì hầu như bất lực. Công ty môi giới trả lương cho anh, để hướng dẫn công nhân trong xí nghiệp, ví dụ cách làm ghế như thế nào. Rồi khủng hoảng kinh tế xảy ra và hầu hết thợ Việt Nam mất việc làm. “Thực tế là đuổi họ ra đường, nhà máy không thanh toán ba tháng lương, không thể trả tiền nhà, nên cũng bị đuổi khỏi nhà tập thể, nên phải tìm cách nào đó giúp họ,” Tùng kể lại số phận của khoảng 70 người Việt mà dạo đó anh có trách nhiệm.
Sự giúp đỡ không tìm thấy từ chính quyền, cũng như các cá nhân trong cộng đồng người Việt. Và từ thời gian đó cũng bắt đầu ghi nhận tình trạng tộ i phạm hình sự gia tăng trong cộng đồng người Việt, không có nhiều lựa chọn đi đâu về đâu, nghiệp vụ chuyên môn không có, không biết tiếng, giấy tờ có vấn đề, nên đổ dồn về chợ Sapa ở Praha, nơi nhiều người trong số họ bắt đầu- tình nguyện hay bắt buộc- dính líu vào các hoạt động tộ i phạm, tham gia buôn bán hay vận chuyển m a t úy.
Trường đời
Mười năm trước cả Tùng cũng chuyển về Praha, nơi tiếp tục những dự án cộng đồng, nhưng đồng thời cũng tự mình kinh doanh. Nay điều hành công ty Investman, mà doanh số năm ngoái đạt 16 triệu korun. Nằm trong đó ví dụ có Sapatrip, là mô hình du lịch thị sát chợ Sapa ở phường Písnice kèm thưởng thức ẩm thực- mà chỉ trong năm ngoái đã có hai nghìn rưỡi người mua tour. Vì là đề án xã hội, nên mọi doanh thu đều được sử dụng để hỗ trợ sinh viên hay văn hóa Việt Nam.
Còn bản thân Tùng từ Trung Quốc ví dụ nhập về các trang thiết bị điện tử và linh kiện điện thoại, để bán tại e-shop của mình trên internet, nơi mà trước đó từng bán thuốc lá điện với lô hàng nghìn chiếc. Ngoài ra còn trích một phần để đầu tư khởi nghiệp cho thanh thiếu niên Việt Nam, những người có ý tưởng nào đó và cần vốn ban đầu.
Vẫn thường xuyên làm việc cho người Việt Nam, những người không biết tiếng Séc (chiếm khoảng một nửa trong cộng đồng một trăm nghìn người). Xử lý vấn đề kế toán cho công ty của họ, giải quyết các thủ tục pháp lý và dịch thuật cho tới lập tài khoản ngân hàng hay bảo hiểm. Vì thế nên cùng với người em Nguyen Vuong Thien lập cả công ty Vietjobs, mà trong ba năm gần đây đã môi giới chủ yếu các công việc chân tay cho khoảng ba trăm người Việt Nam (mà đồng sở hữu công ty này là cả nhân vật Trần Văn Sang đã được nhắc tới ở trên). “Tôi học ở trường đời, nhưng tôi nghĩ, rằng học vấn là cần thiết. Ví dụ khi chúng tôi phải tham gia kiện tụng vì bị cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh với đối tác kinh doanh khi họ muốn lấy hết khách hàng, thì nếu như tôi có trường lớp chắc chắn sẽ tốt hơn. Tất cả tôi phải rút kinh nghiệm từ thực tiễn,” Tùng kể tiếp.
Nguyen Vuong Thien cùng anh điều hành công ty Vietjobs.
Theo Tùng, sau hiệu tạp hóa, tiệm làm móng và quán ăn Việt những người có đầu óc kinh doanh nhạy cảm hơn đã bắt đầu hướng tới thương mại giữa Việt Nam và Séc: nhập khẩu sang ví dụ tôm, đậu phụ và nhiều thứ khác mà ở Séc không có, và ngược lại đưa về Việt Nam ví dụ táo hay bánh Marlenky. “Bạn gái tôi mới đưa về đó năm conteiner táo, và thậm chí mở tiệm bánh ngọt với kem cốc ở Việt Nam,” Tùng cười nói.
Cầu nối giữa Việt Nam với Séc có cả công ty du lịch Czech Viet Travel, do anh thanh niên 28 tuổi Anh Duc Do điều hành. Ngay sau khi tốt nghiệp trung học anh ta đã đánh tiếng vào kinh doanh trong lĩnh vực cố vấn tài chính đa cấp của OVB. Nhưng chỉ thực sự khởi nghiệp kinh doanh trong thời gian theo học Khoa Xây dựng tại ČVUT. Là người đam mê du lịch anh cho rằng cả từ du lịch cũng có thể tìm thấy lợi nhuận, và thế là Czech Viet Travel ra đời.
Anh Duc Do điều hành Czech Viet Travel.
Thế hệ người Việt ở Séc lớn tuổi giầu có hơn. Ngoài mua những chiếc xe hơi sang trọng lừng tiếng, iPhone và căn hộ đẹp đôi khi cả những chuyến du lịch nghỉ ngơi. Nhưng không được như thế hệ trẻ bao giờ họ cũng cần các hãng du lịch để tổ chức hành trình cho mình. “Hơn một năm trước ví dụ đến Tropic Island ngoại ô Berlin hay sang Hà Lan ngắm hoa. Nói chung chủ yếu đi để mua sắm. Không mấy quan tâm đến thắng cảnh lịch sử và ẩm thực châu Âu có lẽ chỉ một hai ngày đầu,” Đức kể.
Nhưng khách hàng nhiều nhất, tới gần 90 phần trăm, là từ Việt Nam. Là những người có tiềm lực tài chính, muốn sang châu Âu, chủ yếu là Pháp hay Italia là những nơi dễ lấy được thị thực, rồi đi tiếp sang cả Séc. Công ty Czech Viet Travel vừa ra đời được một năm, nhưng đã đưa được gần hai trăm du khách. Doanh thu của công ty chủ yếu là từ hướng dẫn du khách thăm Praha và cả châu Âu. Nguồn thu nữa là từ những video quảng cáo giới thiệu về Praha, mà trên trang mạng xã hội Facebook Du lịch Prague có tới ba nghìn rưỡi người theo dõi, nên cũng bắt đầu có thu nhập cả từ quảng cáo và giới thiệu cho các công ty khác trong cộng đồng Việt Nam ở Praha, có quảng cáo trên Facebook.
Nhưng điều tâm đắc của Đức lại nằm ở đề án Rejžadoma- bán các khóa hướng dẫn ẩm thực Việt Nam với giá 2500 korun. Vận hành tương đối đơn giản: hoặc đầu bếp tới tận nhà khách hàng, hướng dẫn họ cách chế biến đồ ăn bằng những gì có ở nhà, hay khách hàng tới nhà đầu bếp, nơi nấu nướng còn kết hợp cả những trải nghiệm văn hóa. “Rất nhiều người ngạc nhiên, là chúng tôi ngồi ăn trên nền nhà. Chúng tôi sử dụng nhiều nữ giới, những người hoặc vẫn còn đang đi học hay nghỉ đẻ,” Anh Duc Do, tác giả những hướng dẫn cho phụ nữ Việt Nam cách thức dậy nấu ăn, chia sẻ. Sáng kiến mới bắt đầu thực hiện từ đầu năm nay, trong khi Duc có ý định phát triển đến cả các thành phố khác ở Séc, và hứa hẹn nhiều nhất là bành trướng sang Đức.
Sá t thủ Photoshop
Cả những công ty khác nữa cũng mang tầm vóc quốc tế. Như trong năm 2017 tại Sapa khởi động công ty Nulisec, do một số thanh niên Việt Nam sáng lập. “Chúng tôi muốn hình thành ở châu Âu mô hình tương tự như chợ thương mại điện tử Alibaba lớn nhất châu Á,” giám đốc Nulisec Lukáš Pham nói tự tin. Anh ta cho rằng tại châu Âu không có
công ty nào kết nối nhà sản xuất với nhà bán buôn, và Nulisec sẽ quyết tâm lấp lỗ hổng này. Bắt đầu với điện tử hóa các cửa hàng trong chợ Sapa, nơi có khoảng bẩy trăm công ty bán buôn, bán lẻ, quán ăn và các dịch vụ khác hoạt động. Các công ty này cũng như nhiều công ty Séc khác thực hiện đặt hàng bằng điện thoại hay e-mail. Và Lukáš Pham muốn thay đổi.
Thế nhưng rõ ràng là thành công nhất trong các công ty của người Việt trẻ là phần mềm Avocode. Là phần mềm đơn giản hóa công việc của các nhà tạo mẫu và phát triển- cho phép lấy từ các tập tin đồ họa những chi tiết cần thiết mà không cần phải sử dụng chương trình đồ họa, ví dụ Photoshop. Vì vậy đôi khi nó được mệnh danh là “Sát thủ Photoshop”.
Công ty Avocode được Vu Hoang Anh sáng lập cách đây bốn năm cùng với hai nhà phát triển người Séc Petr Brzek và Martin Ďuriš. “Ban đầu tôi gặp Martin tại học kỳ đầu tiên ở Đại học Kinh tế chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện trong thực tiễn kinh tế, nhưng học kỳ hai chúng tôi không theo nữa. Chúng tôi bỏ và bắt tay vào những công việc thú vị hơn,” giám đốc Avocode Vu Hoang Anh kể về khởi đầu của mình. Trong khi đó anh tự mò mẫm học thiết kế phần mềm ở tuổi dậy thì. “Lúc tôi mười lăm mười sáu, bố mẹ không muốn cho ra ngoài. Tôi phải ở nhà một mình và học. Dạo đó tình cờ gặp được thiết kế phần mềm, tôi đã tham gia vào cả một vài cuộc thi và nó dần cuốn hút,” Vu chia sẻ.
Mới đầu bố mẹ anh, những người kinh doanh bán buôn giầy không mấy hài lòng với quyết định bỏ trường đại học. Theo văn hóa châu Á thì nhiệm vụ chính của tuổi trẻ là học tập, bằng cấp đại học mang tính uy tín. Nhưng nay họ đã bắt đầu chấp nhận, rằng Vu không học hết đại học, mặc dù công ty Avocode của anh phát triển cực thịnh. Hiện có hơn 30 nhân viên và hơn bốn nghìn rưỡi khách hàng trên khắp thế giới, hàng tháng trả tiền để sử dụng chương trình cloud. “Doanh thu năm hiện nay giao động từ hai đến ba triệu Mỹ kim,” đồng sở hữu Avocode Vu Hoanh Anh cùng với Ďuriš và Brzek cho biết.
Avocode đã thành công trong khía cạnh mà hàng loạt các nhà khởi nghiệp mong mỏi. Hai năm trước đã nhận được khoản đầu tư 750 nghìn Mỹ kim tại thung lũng Silicon Valley ở California từ gia tốc 500 Startups và các nhà đầu tư khác dưới dạng chứng khoán chuyển đổi được và trong tương lai sẽ chuyển thành vốn cổ phiếu. Trong khi đó hiện nay Avocode đã là công ty sinh lời đồng thời phát triển nhanh chóng. “Tôi cho rằng trong tương lai công ty chúng tôi có thể đạt được trị giá 500 triệu dollar. Để đạt được chỉ cần khoảng hai mươi nghìn khách hàng, nghĩa là hơn khoảng bốn lần so với hiện tại,” Vu Hoanh Anh kỳ vọng lạc quan.
Rất có thể Avocode sẽ tiếp nối câu chuyện của Avast, từ công ty địa phương Tiệp Khắc đã lớn mạnh trở thành hãng an ninh mạng toàn thế giới. Cả ở Séc cũng có thể thực hiện những kế hoạch kinh doanh (Việt Nam) lớn.