Tết tha hương của những du học sinh kẹt lại đất khách vì dịch Covid-19 : Chợt tủi thân chẳng có ai bên cạnh

Dịch bệnh phức tạp khiến nhiều du học sinh không thể về nhà sum vầy trong dịp Tết Tân Sửu 2021 này. Nhưng nỗi buồn đó sẽ chẳng kéo dài vì các bạn trẻ vẫn lạc quan, tìm mọi cách tận hưởng Tết quê hương trên đất khách.

132 1 Tet Tha Huong Cua Nhung Du Hoc Sinh Ket Lai Dat Khach Vi Dich Covid 19  Chot Tui Than Chang Co Ai Ben Canh

Tết sum vầy, gia đình đoàn viên... nhưng với du học sinh, niềm vui ấy lại không được như vậy, nhất là sau 1 năm mắc kẹt tại nước ngoài vì dịch Covid-19.

“Đôi khi, mình giận Tết, vì Tết chỉ mang lại cho mình nỗi buồn về sự tủi thân. Nhưng có lẽ với cái Tết năm nay, nỗi buồn ấy đối với du học sinh còn nhiều hơn nữa”, Quốc Tuấn (20 tuổi) chia sẻ khi nhớ lại về những cái Tết trước đó. Với Tuấn, Tết 2021 này là quá may mắn bởi Tuấn kịp về trước khi đóng cửa khẩu. Nhưng với bạn bè của Tuấn đang kẹt lại ở nước ngoài, anh hiểu được nỗi buồn mà các bạn đang trải qua trong mùa Tết này.

Đón Tết một mình “Mùa này tâm trạng nhạy cảm lắm, Tết mà!”, Mỹ Bình (20 tuổi) nói đùa khi tôi bắt đầu mở lời về Tết. Cô gái trẻ đang theo học ngành Kinh tế - Quản lý trường UCA (Université Clermont Auvergne) tại thành phố Clermont-Ferrand, Pháp vừa đón cái Tết Nguyên đán thứ 2 trên đất khách. Cái Tết năm nay chạnh lòng hơn so với năm ngoái vì lần này, Mỹ Bình phải đón Tết một mình. “Các buổi tiệc của hội du học sinh đều phải hủy bỏ vì vẫn còn trong thời gian cách ly”, cô sinh viên chia sẻ.

132 2 Tet Tha Huong Cua Nhung Du Hoc Sinh Ket Lai Dat Khach Vi Dich Covid 19  Chot Tui Than Chang Co Ai Ben Canh

Mỹ Bình đã có dự định trở về thăm gia đình vào mùa hè, hay ít nhất là kì nghỉ đông.

Nhưng dịch Covid-19 bùng phát, cô nàng mắc kẹt tại Pháp suốt một năm dài. Vò võ ở nhà không có bạn bè và công việc, Mỹ Bình có những lúc nhớ nhà khôn xiết, nhất là vào dịp Tết. Cô nàng chia sẻ: “Dù đã xác định từ trước rằng bản thân không thể về nhà thường xuyên, định kì để ăn Tết cùng gia đình nhưng khi đối diện với quãng thời gian ấy, mình vẫn chạnh lòng mà tủi thân”.

Tương tự như Mỹ Bình, Tiến Nhân (20 tuổi) đã phải hủy dự định về thăm nhà vào kì nghỉ đông vì tình hình dịch tại Mỹ phức tạp. Tiến Nhân không buồn nhiều, vì đây đã là cái Tết thứ ba xa nhà và cậu đã dần học được cách làm quen với nó.

Nhưng nói hoàn toàn không buồn thì hẳn là nói dối vì “chẳng ai muốn ở một mình khi người ta sum vầy, vui đùa bên nhau” cả. Nhân dự định đến gần Tết sẽ ít truy cập mạng xã hội một chút vì điều đó sẽ giúp cậu chàng bình tĩnh và bớt cô đơn hơn.

132 3 Tet Tha Huong Cua Nhung Du Hoc Sinh Ket Lai Dat Khach Vi Dich Covid 19  Chot Tui Than Chang Co Ai Ben Canh

Sau 3 năm, Tiến Nhân cũng dần quen với việc ăn Tết ở xứ người

ẢNH: NVCC

132 4 Tet Tha Huong Cua Nhung Du Hoc Sinh Ket Lai Dat Khach Vi Dich Covid 19  Chot Tui Than Chang Co Ai Ben Canh

An Thủy quyết định ở lại Nhật để ăn Tết vì tình hình dịch bệnh chưa ổn định

ẢNH: NVCC

An Thủy (22 tuổi), du học sinh tại Osaka (Nhật Bản) cho biết vẫn thường trở về với gia đình vào dịp cuối năm vì kì nghỉ của trường đại học trùng khớp với Tết Nguyên Đán. Tháng 10.2020, khi tình hình tại Việt Nam đã ổn định và các chuyến bay thương mại dần đi vào hoạt động, An Thủy cũng mua cho mình một chiếc vé đi về dịp Tết. Cô nàng không quá kì vọng nhưng vẫn mong chờ những ngày tháng sum vầy. Vì vậy, khi dịch bệnh quay lại vào đầu tháng 12, cô gái trẻ cũng hụt hẫng không ít.

“Cuộc đời là do chúng ta chọn lựa”

Dẫu chất chứa nhiều nỗi buồn nhưng các bạn du học sinh vẫn giữ thái độ lạc quan khi xuân về Tết đến vì Tiến Nhân, Mỹ Bình hay An Thủy đều biết rằng đây là trường hợp bất khả kháng chẳng ai mong muốn. Mỹ Bình chia sẻ: “Đi du học vốn là con đường do chính mình lựa chọn, vì vậy những rủi ro có thể xảy ra bản thân cũng lường trước và học cách chấp nhận”. Đó là lí do vì sao, dù gặp nhiều khó khăn nhưng Mỹ Bình quyết không trách cứ hay than khóc. Thậm chí, cô nàng còn liên tục trấn an cha mẹ ở nhà để phụ huynh bớt đi những lo lắng, buồn tủi thay cho con vì “nhìn người nhà vui thì trong lòng cũng ấm áp hơn ít nhiều”.

Tương tự với Tiến Nhân, cậu trai trẻ dù ở xa vẫn là chỗ dựa niềm tin đầy vững chắc của cha mẹ. Trong cuộc trò chuyện, Nhân luôn giữ thái độ lạc quan, vui vẻ khi chia sẻ về cảm xúc, suy nghĩ của mình. “Bước sang năm thứ 3 rồi, mình hiểu rằng điều gì nên chấp nhận và mạnh mẽ vượt qua. Tương lai mình vẫn sẽ còn nhiều dịp Tết khác có thể ở bên gia đình. Vậy nên giờ chịu cực hơn một xíu cũng chẳng có vấn đề gì cả”, Tiến Nhân nói. Còn với An Thủy, cô nàng chủ động không đăng kí, tiếp tục ở lại Nhật Bản đón một cái Tết xa quê vì biết được rằng, với trường hợp của bản thân, việc trở về bây giờ là sự mạo hiểm cho sự an toàn của gia đình, cộng đồng cũng như đẩy bản thân vào thế bị động nếu visa, việc học, công việc gặp vấn đề.

132 5 Tet Tha Huong Cua Nhung Du Hoc Sinh Ket Lai Dat Khach Vi Dich Covid 19  Chot Tui Than Chang Co Ai Ben Canh

Để Tết vẫn đẹp như đã từng Hằng năm, mỗi dịp Tết đến xuân về, cộng đồng du học sinh các nước vẫn thường tổ chức tiệc Tất niên để cùng nhau sum vầy, đón chào năm mới. Nhưng năm nay có khác đôi chút. Mỹ Bình chia sẻ cô nàng tự tìm hiểu, sắm sửa nguyên liệu để làm bánh mứt, soạn bàn thờ cúng để mang không khí xuân về với phòng trọ.

Chuẩn bị những nhỏ bé như vậy khiến cô sinh viên cảm thấy vui vẻ, ấm áp và khuây khỏa hơn nhiều.

Trong khi đó, Tiến Nhân cũng tranh thủ dọn dẹp lại phòng ốc, trang trí các vật dụng nhỏ xinh và vào đêm giao thừa gọi về nhà cùng đón năm mới cùng gia đình. Nhìn các thành viên qua màn hình điện thoại cười đùa, gửi lời chúc năm mới sang nửa bên kia bán cầu vẫn luôn là khoảnh khắc khiến cậu trai trẻ cảm động, nhớ mãi không quên. Khoảng cách địa lý lúc bấy giờ cũng dần trở nên vô nghĩa.

Nguồn: thanhnien.vn

Bài liên quan