“Thói xấu” của người Việt khi mới qua nước ngoài định cư: Sĩ diện, nói lớn, không xếp hàng !

Một căn bệnh chung mà người Việt hay mắc phải nữa đó là bệnh sĩ diện. Người mình hay có thói quen trả lời bừa, không hiểu cũng trả lời, chỉ đơn giản vì không muốn mắc ngại trước bạn bè.

Từ trước đến nay, thói quen cũng như cách sinh hoạt của người Việt tại Mỹ luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm, tuy nhiên lại ít người sẵn sàng đề cập trực tiếp đến chúng.

Anh Trung Hiếu, một Việt kiều quản lý kênh youtube “Cuộc sống Mỹ”, đã chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này sau khi được một độc giả bình luận vào bài viết của anh ta, cụ thể là: “Không ai dám nói về thói xấu của người Việt tại Mỹ, không biết tác giả có dám làm điều nay không?”

Anh Hiếu chia sẻ rằng, sau khi đọc được bình luận, anh cảm thấy rất buồn và một cảm xúc khó tả đã dâng trào.

Vì thế, anh quyết định đưa chủ đề này lên kênh youtube của mình với tựa đề “’Thói xấu’ của người Việt khi mới qua Mỹ định cư”. Trong tựa đề, anh đặt từ “thói xấu” vào ngoặc kép với thái độ phủ nhận và mong muốn mọi người có thể hiểu về cách dùng từ như vậy là quá khắt khe với chính đồng bào mình.

Anh không gọi đây là “thói xấu” mà thay vào đó anh dùng từ “vướng mắc”, bởi anh “muốn mọi người sẽ có một cái nhìn thông cảm đầy yêu thương thay vì thái độ mỉa mai, chê cười”.

Anh khẳng định, người Việt mới chuyển định cư qua Mỹ sẽ phải đối mặt với một sự thay đổi vô cùng lớn bao gồm cả về suy nghĩ, văn hóa cũng như tư tưởng, và nhấn mạnh rằng, lối sống giữa phương Đông và phương Tây là hoàn toàn khác biệt.

Anh liệt kê một vài vướng mắc mà người Việt khi tiếp cận cuộc sống mới gặp phải:

Anh nói: “Người Mỹ luôn có thói quen vui vẻ, tươi cười, cùng với đó là văn hóa chào và xin lỗi luôn thường trực trong câu nói của họ, vì vậy, có thể thời gian đầu còn bỡ ngỡ, những sau một thời gian thì người Việt cũng sẽ quen thôi.”

Trong ăn uống, người Việt mới đầu đến không có thói quen trả tiền tip, bị “nhìn như người mới từ trong rừng”, anh cũng thẳng thắn rằng mọi người nên nhắc nhở chứ không nên bày tỏ thái độ miệt thị hoặc gọi họ là “cái đồ Việt Nam”.

Anh đề cập đến chuyện nói lớn tiếng, thừa nhận đó là một thói quen khó bỏ của người Việt, nhưng cách anh nói vẫn thể hiện sự chắc chắn rằng sau khoảng thời gian sinh sống, họ sẽ quen và thích nghi tốt hơn.

Văn hóa xếp hàng cũng là một thứ vô cùng mới mẻ, xuất hiện ở phương Đông trong những năm gần đây. Anh tự bộc bạch về thời gian đầu sinh sống, anh cũng cảm giác khó chịu khi phải xếp hàng, và cũng từng phải thốt lên:

“Mấy người Mỹ này nhẫn nại thiệt.” Nhưng khi nghĩ lại, anh thấy bản thân có chút xấu hổ về hành động đó.

Một căn bệnh chung mà người Việt hay mắc phải nữa đó là bệnh sĩ diện.

Anh chia sẻ, thời gian đầu lúc ngôn ngữ còn chưa thành thạo, người mình hay có thói quen trả lời bừa, không hiểu cũng trả lời, chỉ đơn giản vì không muốn mắc ngại trước bạn bè.

132 1 Thoi Xau Cua Nguoi Viet Khi Moi Qua Nuoc Ngoai Dinh Cu Si Dien Noi Lon Khong Xep Hang

Người phương Đông thường hay sử dụng chung bát, muỗng, còn người phương Tây không như vậy.

Họ có thói quen vệ sinh tay chân trước khi đến bữa cơm, điều mà người Việt nên học hỏi. “Rất nhiều vấn đề, mà vấn đề cần thời gian..”, anh nói.

Đặc biệt, anh nhấn mạnh, người Mỹ rất coi trọng sự tự do và quyền riêng tư, cái đối lập hẳn với văn hóa quây quần của người Việt, khiến người Việt khi qua định cư gặp phải nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, thậm chí đôi lúc cả hụt hẫng.

“Những người già, những người lớn tuổi nhiều khi cưng con cháu mình quá, muốn chăm lo cho chúng mà chạy thẳng vào phòng hỏi han, nó đâu thích.”

Nhưng suy cho cùng, anh vẫn cho đây là những thói quen mà bất cứ người Việt nào sang nước ngoài cũng có thể thích nghi dần với một nền văn hóa mới, một xã hội mới, nơi họ sẽ bắt đầu “hội nhập cuộc sống mới”.

Anh khuyên rằng: “Cái gì không biết thì đừng nên làm. Ở Mỹ, quyền tự do của con người là cao nhất, đừng đụng chạm đến ai hết. Các bạn sống lâu thì các bạn sẽ hiểu thôi, tất cả nên tự thân vận động.”

“Xứ Mỹ là xứ tự do, cần tôn trọng. Mình tôn trọng họ thì họ sẽ tôn trọng mình”, anh nói thêm.

Cuối cùng, anh không quên nhắc nhở đồng bào Việt và nhắc nhở chính bản thân: “Thay vì cười chê người ta, hãy giúp đỡ họ hết mình. Là người mới, mình phải học, học từ con cháu cũng phải học, và mình phải chấp nhận điều mới mẻ đó.”

 

 

Bài liên quan