Mới đây trên diễn đàn SEA Lean In Circle, bạn gái T. C chia sẽ việc mình muốn đi cấy que tránh thai, nhưng tình cờ đọc được thông tin cấy que có thể gây biến chứng nặng như trường hợp của người phụ nữ dưới đây nên đâm ra e ngại.
Vậy cấy que tránh thai có thật sự nguy hiểm, và biện pháp này có bị cấm?
Theo chia sẻ của nạn nhân là một Việt kiều Canada về nước đến khám ở một bệnh viện VN, sau khi cấy que tránh thai được vài ngày đầu, tay của chị đã sưng rất to và đỏ khắp vùng cấy que. Sau đó cánh tay bị nhiễm trùng nặng, không thể lấy que tránh thai vì có nguy cơ tổn thương toàn bộ cánh tay:
"Mình sống ở Canada. Tháng 2 có về Việt Nam thăm gia đình, sau đó quyết định đi làm kế hoạch hóa gia đình. Sau khi tư vấn với bác sĩ, mình đã quyết định dùng phương pháp cấy que tránh thai với tổng số tiền khám, cấy que và mua thuốc uống lên đến 3,5 triệu đồng.
Người phụ nữ này bị nhiễm trùng nặng do sử dụng phương pháp cấy que tránh thai. (Hình ảnh được nhân vật chia sẻ)
Sau khi cấy về mấy ngày đầu tay mình sưng rất to và đỏ khắp vùng cấy que. Mình nghĩ là do cơ địa của mình hơi nhạy cảm nên không để ý lắm. Vết cấy hơi đau nhẹ. Nhưng sau đó 2 tuần thì vẫn còn sưng to và bắt đầu có dấu hiệu chảy máu. Mình đã trở lại tái khám, mất thêm tiền và được biết là mình đã bị nhiễm trùng. Bây giờ vết thương nhiễm trùng nên phải uống thuốc cho lành chứ bác sĩ không lấy que ra được vì sợ vết nhiễm trùng ảnh hưởng đến nơi khác.
Thời gian gấp gáp vì mình phải về lại Canada nên mình chỉ mua thuốc kháng sinh để uống. Về đến Canada thì vết thương mình tiếp tục nhiễm trùng nặng hơn, đã đi khám bác sĩ 3 lần, và lần nào cũng nhận được lời nói y như nhau: Phải uống thuốc và bôi thuốc đến khi vết thương lành hẳn mới lấy ra được. Nếu can thiệp lấy ra bây giờ rất nguy hiểm cho cánh tay của mình.
Và thêm 1 điều quan trọng nữa là: Tránh thai bằng phương pháp cấy que đã bị ngưng sử dụng ở Canada hơn 10 năm. Vì biện pháp này không an toàn cho người sử dụng, không hiểu sao nước Việt Nam lại dùng phương pháp này. Đó chính là lời nói và câu hỏi của bác sĩ Canada khi giải thích cho mình về tác hại của que tránh thai.
Trước những thông tin này, rất nhiều chị em hoang mang, dù là người đang sử dụng phương pháp cũng như có ý định sử dụng.
Từ lúc cấy đến bây giờ đã trải qua 4 tháng nhưng mình vẫn bị rong kinh và nhiễm trùng vết thương. Đây là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời mình khi về Việt Nam cấy que tránh thai".
Trước những thông tin này, rất nhiều chị em hoang mang, dù là người đang sử dụng phương pháp cũng như có ý định sử dụng. Liệu phương pháp cấy que tránh thai có đáng sợ đến nỗi đã bị cấm ở nước phát triển như Canada? Tác dụng phụ của phương pháp này là gì, có được áp dụng cho tất cả phụ nữ? Nếu quyết định sử dụng phương pháp này thì cần lưu ý gì?...
Chuyên gia nói về những biến chứng khi cấy que tránh thai
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), cấy que tránh thai là phương pháp có tỉ lệ tránh thai cao nhất. Bác sĩ sẽ cấy một que nhựa dẻo dưới da cánh tay bạn. Que này sẽ phóng thích progestin vào cơ thể, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng. Thủ thuật này chỉ mất vài phút và có hiệu quả kéo dài 3 năm.
Cấy que tránh thai là phương pháp có tỉ lệ tránh thai cao nhất.
Chia sẻ về chuyện cấm cấy que tránh thai, chuyên gia khuyên mọi người hãy tỉnh táo: "Tổ chức Y tế thế giới cũng liệt kê phương pháp tránh thai này vào danh sách những phương pháp tránh thai nên sử dụng. Và đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Còn về chia sẻ của bạn ở trên thì tôi đã nghe được vài ngày hôm nay và thực sự thấy không có căn cứ rõ ràng", BS Dung chia sẻ.
Tất nhiên là bất cứ phương pháp tránh thai nào cũng có những ưu, nhược điểm nhất định. Phương pháp này thường không gây các phản ứng phụ như rong kinh, viêm nhiễm nhưng giá thành thường cao hơn các biện pháp khác. Nó có nhược điểm là có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và chống chỉ định với các trường hợp bị viêm gan, viêm thận.
Bất cứ phương pháp tránh thai nào cũng có những ưu, nhược điểm nhất định.
"Bất cứ biện pháp tránh thai nào cũng có những ưu và nhược điểm nhất định. Cấy que tránh thai cũng vậy nhưng không đến nỗi kinh khủng như nhân vật bên trên chia sẻ. Nguyên nhân của việc bị nhiễm trùng do cấy que tránh thai không phải do phương pháp này mà là do lỗi kỹ thuật. Những thủ thuật khi cấy que tránh thai không đảm bảo khâu vệ sinh, tay nghề bác sĩ… đều có thể dẫn đến những rủi ro không mong muốn như nhiễm trùng", BS Dung khẳng định.
Đúng là không thể đảm bảo 100% cấy que tránh thai không gây ra tác dụng phụ gì. Bản thân bác sĩ Dung cũng từng cấp cứu cho một phụ nữ gặp tai nạn khi lấy que tránh thai ra khỏi cánh tay theo thời hạn. Bác sĩ không tìm thấy que tại vị trí cấy do người phụ nữ này bồng bế con tại vị trí cấy. "Tuy nhiên, đây là trường hợp hi hữu, cực hiếm gặp chứ không phải đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ", BS Dung khẳng định.
Chuyên gia khuyên, chị em muốn sử dụng các phương pháp tránh thai đều cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên sản phụ khoa để được tư vấn đúng đắn nhất. Nếu muốn sử dụng cách cấy que tránh thai cần tìm đến địa chỉ uy tín để thực hiện để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Trường hợp hy hữu: Một phụ nữ tên Kelly King bị bác sĩ đục 5 lỗ trên tay để tìm lấy cây que tránh thai nhưng vẫn không thấy, để lại những vết thương và vết khâu chằng chịt trên tay cô. Sau đó vài tháng, kết quả siêu âm cho thấy cây que đã di chuyển lên tới nách.
Các biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả cao đang được phụ nữ trên khắp châu Âu, Nam Mỹ, châu Á và Hoa Kỳ áp dụng. Tuy nhiên, phụ nữ ở Canada lại đang "bỏ lỡ" mất phương pháp tránh thai này. Quá trình phê duyệt lâu dài và nghiêm ngặt của Health Canada đối với các biện pháp tránh thai có thể là một phần lý do tại sao các lựa chọn tránh thai cho chị em phụ nữ ở đây bị giới hạn nhiều hơn so với các quốc gia khác.
Cấy que tránh thai được sử dụng ở 86 quốc gia, bao gồm Úc, Đan Mạch, Đức và Anh… So với việc uống thuốc tránh thai, cấy que tránh thai được đánh giá là rẻ hơn lại trong thời gian dài, dễ sử dụng hơn và ít có khả năng mang thai hơn. Cấy ghép cũng an toàn cho những phụ nữ không thể dùng estrogen.
Vậy tại sao cấy que tránh thai không có ở Canada? Merck, nhà sản xuất cấy ghép tên là Nexplanon, gần đây đã nộp đơn xin mang thiết bị này đến Canada, đề xuất với TS Amanda Black, chủ tịch chương trình Nhận thức tránh thai tại Hiệp hội sản phụ khoa Canada. Nhưng một số dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của Merck không đủ để đáp ứng về mặt sức khỏe.
"Thiết bị này khó có thể được nhập vào Canada trừ khi công chúng tạo áp lực đáng kể cho cả Merck và Health Canada. Về cơ bản, nó đang bị bế tắc trong cách giải quyết", TS Black khẳng định. Chuyên gia cho biết thêm, khi tham dự các cuộc họp với các chuyên gia kế hoạch hóa gia đình ở châu Âu, "tất cả họ đều bị sốc khi chúng tôi không có biện pháp cấy que tránh thai".
Nguồn: trithuctre