Cần phân biệt giữa tri ơn và mê tín…

Giỗ tổ nghệ sĩ: Từ tri ơn và lo chuyện trau dồi nghề nghiệp, tương tế đã biến thành những trò mê tín dị đoan. Năm bay cúng tổ có thêm cái trò mấy em trẻ nhờ mấy em già lấy son phấn đánh lên mặt như lấy hên, như kiểu mấy con lân được khai quang điểm nhãn vậy?

1 Can Phan Biet Giua Tri On Va Me Tin

Giỗ tổ nghệ sĩ: Từ tri ơn và lo chuyện trau dồi nghề nghiệp, tương tế đã biến thành những trò mê tín dị đoan

Năm bay cúng tổ có thêm cái trò mấy em trẻ nhờ mấy em già lấy son phấn đánh lên mặt như lấy hên, như kiểu mấy con lân được khai quang điểm nhãn vậy?

Mấy em già truyền cái vô duyên, cái thúi hẻo của ẻm luôn hén?

Tổ vốn là chỗ dựa tinh thần, là niềm tin tâm lý để bước ra sân khấu, từ những cảm xúc tinh thần đã bị biến tấu ra thành màu mè áo xống, thứ bậc đẳng cấp, đồ ăn đồ uống, kéo bè kéo thế.

Nghệ sĩ giỗ tổ, những kẻ "ăn theo" cũng giỗ tổ. Làm hóa trang, áo quần, giày dép cho nghệ sĩ, bưng nước che dù cũng giỗ tổ, nhà báo chuyên ôm ấp kề cổ nghệ sĩ để ăn ké cũng lạy "tổ", làm thành một tràng a dua nhìn không giống ai, không giống con giáp nào.

Ngày giỗ của ngành sân khấu, gom chung giới hát xướng mà ngày nay kêu nghệ thuật biểu diễn là ngày 11 và 12 tháng 8 Âm Lịch.

Cúng con heo quay vái cái biệt thự nhà lầu, cúng con gà luộc thèm cái xe hơi, cúng dĩa trái cây ước gặp được đại gia lên biệt thự, cúng vái là moing sớm nổi tiếng không cần trau dồi hay học hỏi gì hết. Tựu trung là phải có tiếng, phải tỏa sáng bất chấp tài năng và phe phái rườm rà.

Thấy rõ nhứt là lạm dụng hình thức thờ cúng "tổ”, mạnh sân khấu nào cúng tổ sân khấu đó, họ lấy tất cả nghi lễ của hoàng gia, cúng đình vào cúng tổ. Đặc biệt Hoài L đem hầu đồng, đem bà cốt Bắc vào cúng tổ trong Nam.

Tại nhà thờ “tổ” của Hoài L xài toàn đầu rồng 5 móng rồng của Hoàng Đế, để đầu rồng trên bàn thờ quá hỗn. Ngày xưa rồng của gánh hát chỉ 3 móng, dám chòi lên 5 móng là bị xử ch-ặt đầu liền.

Nghệ sĩ kéo bè, kéo nhóm, thể hiện "quyền lực" mình bằng giỗ tổ, mạnh ai nấy làm show tổ, càng xôm càng thích, tổ của riêng cá nhân.

Người ta làm lơ, quên luôn nhà thờ tổ, nơi đặt bàn thờ tổ, nơi tri ơn, ghi nhớ công ơn của các tiền nhân khai sáng nghề hát, nơi bàn bạc chuyện người sống, vun bồi nghề nghiệp, là trụ sở Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu - Tương Tế ở số 133 đường Cô Bắc Sài Gòn.

Bà Phùng Há xưa cúng chỉ là một phần để ghi nhớ, tri ơn. Trong ngày cúng tổ, quan trọng nhứt là hội đoàn ngồi lại bàn chuyện trau đổi kinh nghiệm, truyền nghề, rồi lo chuyện tương tế tương trợ cho những người trong nghề nghèo khổ, bịnh hoạn già yếu, lo cho người sống.

Ngày nay cúng kiếng, lạy xì xụp, cúng tế tâm linh tùm lum mà quên rằng bản thân mình phải trau dồi, kỹ năng là từ con người của mình mà ra. Sống đạo đức khán giả mới thương.

Tổ của nghệ sĩ chính là khán giả, là công chúng. Nghệ sĩ sanh ra để đi hát, nhưng sống hay chết, tồn tại hay lụn bại là do khán giả. Hoài Linh xuống là do khán giả, Trấn Thành bị chửi là khán giả, chứ không có tổ nào hết.

Khán giả trừng phạt nghệ sĩ cũng giống như cha mẹ dùng roi mây mà đánh con. Khán giả là cha mẹ, khán giả trừng phạt hơn cả Tổ trừng phạt.

Cúng tổ um sùm làm chi mà khán giả nhìn như cái thứ không ra gì thì "Tam Vị Thánh Tổ" nào mà cứu đặng.

Khán giả thương thì tổ đãi, khán giả ghét thì tổ hại, đơn giản tổ là khán giả. "Sân khấu về khuya" ông Năm Châu có một câu nói nhớ đời: “Vì không ai gọi đào hát là bà bao giờ".

Ào ào đi cúng tổ, làm lễ trang trọng, áo quần màu mè lòng thòng cúng tổ, hát hò điếc con rái mà quên rằng Tổ chính là khán giả,là công chúng.

Lịch sự với khán giả, sống cuộc sống đàng hoàng chính là ơn Tổ đó.

Trau dồi ca ngâm, diễn, vũ đạo, càng hát hay càng luyện cái nết. Càng lên cao, càng tột đỉnh, càng sáng đèn phải càng khiêm tốn, bình dân, giữ miệng trong ăn nói.

Sống trúng đạo lý thì không lỗi thời bao giờ. Ai dám bước qua giới hạn, người đó sẽ trả giá.

Các bạn phải phân biệt giữa tri ơn và mê tín.

NGUYỄN GIA VIỆT

Bài liên quan