Mỹ trở lại Mặt Trăng sau nửa thế kỷ

Ngày 8-1, tàu vũ trụ của Mỹ bắt đầu thực hiện hành trình lên Mặt Trăng, đánh dấu sự trở lại của Mỹ trong cuộc đua lên vệ tinh này kể từ sứ mệnh Apollo cách đây hơn 50 năm.

1 My Tro Lai Mat Trang Sau Nua The Ky

Mô phỏng tàu Peregrine đổ bộ lên Mặt Trăng. Ảnh: AP

Tàu Peregrine Mission One của Tập đoàn vũ trụ Astrobiotic (Mỹ), phóng lên bề mặt Mặt Trăng tên lửa Vulcan Centaur (do nhà sản xuất hàng không vũ trụ Mỹ United Launch Alliance - ULA chế tạo), từ Cape Canaveral ở Florida. Sứ mệnh nhằm xác định vị trí phân tử nước trên Mặt Trăng, đo bức xạ và khí xung quanh tàu đổ bộ, đánh giá tầng ngoài của Mặt Trăng. Đây là dự án đầy tham vọng, đánh dấu cột mốc quan trọng đối với các sứ mệnh Artemis của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

Những cái đầu tiên

Sự kiện này được dư luận đặc biệt chú ý bởi nó phá vỡ rất nhiều kỷ lục và mang đến “những cái đầu tiên” vô cùng thú vị. Theo Guardian, nếu mọi việc suôn sẻ, tàu Peregrine, được đặt theo tên loài chim ưng bay nhanh nhất thế giới, sẽ là tàu vũ trụ của Mỹ đầu tiên thực hiện sứ mệnh đổ bộ lên Mặt Trăng kể từ khi các phi hành gia của tàu Apollo đặt chân lên đây năm 1972. Peregrine cũng trở thành tàu thăm dò tư nhân đầu tiên thực hiện cú chạm xuống bề mặt Mặt Trăng, dự kiến vào ngày 23- 2. Sứ mệnh này có thể thực hiện cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng với chi phí thấp hơn đáng kể so với Apollo; đồng thời, đáp ứng những thách thức khoa học và kỹ thuật mới.

Đây cũng là sứ mệnh đầu tiên bay theo sáng kiến dịch vụ tải trọng Mặt Trăng thương mại (CLPS) của NASA, vốn là kế hoạch trong đó cơ quan vũ trụ trả tiền cho các công ty tư nhân để cung cấp thiết bị khoa học lên đây.

Ngoài thiết bị và công nghệ phân tích thế hệ mới trên tàu vũ trụ của Mỹ, tàu còn mang theo một số là trọng tải khoa học bổ sung từ các quốc gia như Mexico, Vương quốc Anh và Đức. Trong số đó, tàu sẽ có thiết bị Peregrine Ion Trap Mass Spectrometer (PITMS) do nhà khoa học của Anh chế tạo nhằm phân tích bầu khí quyển mỏng của Mặt Trăng cũng như tìm hiểu thêm về cách nước có thể di chuyển quanh Mặt Trăng, giúp tìm hiểu cách duy trì sự hiện diện lâu dài của con người ở đây. Việc PITMS chạm bề mặt Mặt Trăng sẽ đánh dấu thời điểm quan trọng đối với ngành vũ trụ của Anh.

Trong sự việc gây chú ý hơn, bên cạnh các dụng cụ khoa học, thiết bị công nghệ, tàu Peregrine chứa “các trọng tải phi khoa học”, gồm một đồng xu vật lý “được nạp một Bitcoin” và viên nang “Giấc mơ Mặt Trăng” của Nhật Bản chứa 185.872 tin nhắn từ trẻ em trên khắp thế giới.

Hiện thực hóa giấc mơ của người đã khuất

Theo New York Post, Celestis, công ty cung cấp dịch vụ khá khác thường: chôn cất ngoài không gian, thông báo chuyến bay đầu tiên mang tên Enterprise cất cánh rạng sáng 8-1 (giờ địa phương) từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy tại Florida. Sau khi phóng, tên lửa Vulcan Centaur sẽ đưa một phần hài cốt hoặc DNA của 330 người vào không gian, trong đó có cựu Tổng thống Mỹ George Washington và John F. Kennedy. Chuyến bay đặc biệt này thể hiện cam kết của Celestis trong hoàn thành tâm nguyện cả đời được “chạm” Mặt Trăng của những nhân vật này lúc họ còn sống.

“mai táng” ngoài không gian không phải là một khái niệm mới bởi Celestis có nhiều chuyến bay chở hài cốt người ra khỏi Trái Đất kể từ năm 1997. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên phần còn lại của người đã khuất được công ty gửi lên Mặt Trăng để xây dựng “đài tưởng niệm vĩnh viễn” ở đây; đồng thời cũng là lần đầu tiên chuyến bay Enterprise Celestis sẽ du hành vào không gian sâu và quay quanh Mặt Trời vô thời hạn.

Hành trình này gồm 2 giai đoạn. Đầu tiên, tên lửa sẽ thả tàu đổ bộ Peregrine đựng 62 viên nang titan, kích thước 6,35 mm và 12,7 mm, chứa hài cốt/DNA người lên Mặt Trăng. Tiếp theo, tàu vũ trụ Centaur thả 268 viên nang còn lại vào không gian sâu, và chúng sẽ quay quanh Mặt Trời vô thời hạn.

Chi phí “mai táng” ngoài không gian rất đắt. Chuyến bay đưa tro cốt đến dưới quỹ đạo Trái Đất, sau đó trở về mặt đất thường có giá gần 3.000 USD, trong khi chuyến bay quay quanh Trái Đất tốn gần 5.000 USD. Lần này, chuyến bay đưa một phần tro cốt vào không gian sâu có giá dưới 13.000 USD. Do việc mang toàn bộ hài cốt tốn nhiều chi phí nên Celestis chỉ đưa phần nhỏ, từ 1-7g/người.

Cảnh báo thiệt hại “không thể khắc phục”

Theo Sputnik, các nhà thiên văn học cho biết, trong bối cảnh hàng chục tàu thăm dò từ các nước đang chuẩn bị thực hiện sứ mệnh khai thác trong vài năm tới, các địa điểm khoa học quý giá trên Mặt Trăng có thể bị khai thác ồ ạt và hứng chịu thiệt hại không thể phục hồi. Theo đó, nghiên cứu sóng hấp dẫn, quan sát lỗ đen, nghiên cứu xác định sự sống trên các thế giới nhỏ bé quay quanh các ngôi sao xa xôi … có thể gặp nguy hiểm. Doanh thu hằng năm từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trên Mặt Trăng có thể dao động từ 73 đến 170 tỷ USD cho đến năm 2045.

Các cường quốc cũng có thể có lợi ích đối với tài nguyên Mặt Trăng, chẳng hạn như helium-3, thành phần chính của phản ứng tổng hợp hạt nhân. Trước sức nóng của cuộc đua này, một nhóm làm việc do Liên minh Thiên văn Quốc tế thành lập đang lên kế hoạch gặp gỡ các quan chức Liên Hợp Quốc để đàm phán thành lập cơ quan lập pháp để bảo vệ tài nguyên liên hành tinh vào cuối tháng này.

Bài liên quan