Dmitry Medvedev và Vladimir Putin ngày 27/3/2000, một ngày sau khi ông Putin đắc cử tổng thống Nga (nguồn Wikipedia)
Dường như đây là hành động trả đũa việc đổi tên “Nga” thành “moscow” (không viết hoa) của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngay trước đó, khi ông Zelensky yêu cầu các ban ngành cân nhắc việc đổi tên “Nga” trong các hoàn cảnh chính thức như văn kiện, báo chí, hay sách giáo khoa.
Rus Kiev —nước Nga Kiev— tổ tiên của những người đang sống ở Nga và Ukraine hôm nay (nguồn Wikipedia)
Theo hãng tin RT của Nga bình luận, thì cái tên “Bandera-Reich” được đặt theo Stepan Bandera, một nhân vật cực hữu của Ukraine từ thời Đại Thế chiến II. Giới truyền thông Nga lâu nay vẫn nhìn nhận chính quyền Ukraine hiện nay là kế thừa tinh thần “phát xít mới” của nhân vật này, và quân đội Ukraine là thừa kế tinh thần của tổ chức OUN của Bandera thành lập từ 1943. Những năm đó Bandera đã ngả theo phát xít Đức.
Trong đó nhìn nhận ông Zelensky là muốn cắt đứt quan hệ chung tổ tiên giữa người đang sống hôm nay ở Nga và Ukraine. Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova miêu tả đó là một vận động chống Nga trên thế giới của ông Zelensky.
Trong lịch sử, có thời tồn tại quốc gia mang tên Kiev Rus (nước Nga Kiev) với thủ đô là Kiev (Kyiv hôm nay), mà trong đó có 1 đại công quốc mang tên “Moscovia”.
Quốc gia Kiev Rus đã kết thúc từ thế kỷ 13 do bị Mông Cổ xâm lược. Sau này chỉ có Đế quốc Russia (Nga) rồi sau đó là Liên Xô, và thủ đô cũng không đặt ở Kyiv.
Dường như vấn đề không phải ở chỗ tranh cãi về lịch sử, và bằng chứng lịch sử chỉ là cái cớ.
Ông Medvedev viết trên Telegram sau vụ ông Zelensky đòi đổi tên Nga: “Phản ứng của chúng ta sao?… Chỉ có thể là Schweinisch Bandera-Reich” (“schweinisch” có nghĩa là “như con lợn” trong tiếng Đức).
Trên thực tế những người ủng hộ chính quyền Zelensky đã phổ cập lối dùng tên theo cách miệt thị từ lâu rồi, ví dụ dùng “Ruzzian” thay cho “Russian” (dân Nga), dùng “Ruzzia” thay cho “Russia” (nước Nga), dùng “Orc” (man rợ) để gọi quân Nga, v.v. Có giải thích rằng chữ “Z” là ý nói về quân sự.
Động thái của ông Zelensky —tức là muốn nói “liên bang moscow” thay cho “Liên bang Nga”, nói “người moscow” thay cho “người Nga”, nói “văn hóa moscow” thay cho “văn hóa Nga”, v.v.— dường như là đẩy tình hình tiến thêm một bước, và đưa lối gọi miệt thị vào các ngữ cảnh chính thức —có thể là bắt buộc— như trong văn bản nhà nước, báo chí, hay sách giáo khoa.
Nhật Tân