4 cách giải rượu tại nhà bạn cần biết và 3 điều nên tránh

Rượu là một chất ảnh hưởng rất nhiều đến các chức năng của cơ thể. Vì thế, bạn không nên vì quá vui vẻ mà uống liên tục trong nhiều ngày.

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết, uống rượu bia ngày Tết hoặc bất kỳ thời điểm nào có thể gây tổn thương viêm loét dạ dày, xơ gan… Ngoài ra, uống rượu bia còn ảnh hưởng đến rối loạn hành vi và nhận thức gây ra các hành vi gây rối hoặc tai nạn giao thông.

Do đó, uống rượu bia nói chung nên được hạn chế, không nên quá vui vẻ mà uống liên tục trong nhiều ngày.

Trong trường hợp phải uống rượu bia thì tốt nhất không sử dụng quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày với nam giới, 1 đơn vị cồn với nữ giới và không uống quá 5 ngày mỗi tuần.

1 4 Cach Giai Ruou Tai Nha Ban Can Biet Va 3 Dieu Nen Tranh

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện Trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam (Ảnh: N.P).

Theo đó, 1 đơn vị cồn tương đương với khoảng 3⁄4 chai hay lon bia có dung tích 330ml (5%), 1 cốc bia hơi 330ml (bia tùy loại mà có chứa 1-12% cồn, thường ở vào khoảng 5%, các loại bia ít cồn hay bia không cồn thường độ cồn cũng ở mức 0,05-1,2%), 1 ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%). 

Một điều cần đặc biệt lưu ý là uống vào phải ăn, đặc biệt thức ăn giàu năng lượng nguồn gốc từ tinh bột để tránh hạ đường huyết như cơm, cháo. Đây là điều rất quan trọng.

Trong lúc uống nếu thấy bản thân có biểu hiện mất kiểm soát thì nên dừng lại như có dấu hiệu mất thăng bằng, không đứng được, đi lại loạng choạng, nói năng khó kiểm soát… dù thực tế lúc này dừng lại cũng đã hơi muộn.

Những phương pháp giúp giải rượu tại nhà

- Uống nước lọc

Nước lọc giúp bù đắp lượng nước đã mất, đồng thời pha loãng nồng độ cồn trong máu giúp bạn đỡ say hơn. Bạn không nên sử dụng những đồ uống có ga hoặc nước soda vì làm tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể.

- Nước gừng

Gừng có vị nóng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.

- Bánh mì, ngũ cốc

Bánh mì chứa một lượng lớn carbon có tác dụng như một bộ lọc trong cơ thể giúp hấp thụ hết chất cồn, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng say rượu. Thêm vào đó, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt chứa rất nhiều vitamin B1 giúp hạn chế triệu chứng nôn nao.

- Cháo trắng

Cháo là một món ăn dễ chế biến, dễ ăn và dễ hấp thụ rất phù hợp với người bị say rượu. Thêm nữa, trong gạo cũng chứa carbon, có khả năng hấp thu cồn trong rượu.

3 cách giải rượu sai lầm

Lưu ý không nên uống nước chanh để giải rượu. Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), hầu hết mọi người đều lầm tưởng uống nước chanh hoặc đồ uống chua có thể giúp giải rượu nhanh hơn.

Tuy nhiên, nước chanh chứa rất nhiều axít với một người uống rượu, không ăn gì thì có thể khiến dạ dày bị tổn thương gây nôn thêm. Thay vào đó có thể uống cốc nước đường, sữa, nước canh, nước mật ong… hoặc uống oresol bù nước, điện giải

Bên cạnh đó, không nên uống thêm vitamin B1, B6, acid folic… để làm giảm đau đầu khi say, bởi sẽ có hại cho gan. Paracetamol, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.

Quan niệm gây nôn rất tốt cho người say rượu chỉ đúng khi người bệnh tỉnh táo, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Cố ép gây nôn khi không tỉnh táo, người bệnh rất dễ bị sặc, thức ăn hay đồ uống vào phổi có thể gây viêm phổi, sặc, ngạt đường thở dẫn đến tử vong.

2 4 Cach Giai Ruou Tai Nha Ban Can Biet Va 3 Dieu Nen Tranh

Theo Dân trí

Bài liên quan