Vào đầu những năm 1960, Mỹ có một số phòng tiêm chủng 'di động'. Các nhân viên y tế tiêm vắc xin bại liệt cho những người lái ô tô đến bãi xe của bệnh viện.
Một số bệnh viện ở Mỹ triển khai những phòng tiêm chủng "di động" đặc biệt ở bãi xe vào đầu những năm 1960.
Theo đó, nhiều cha mẹ chở con cái tới bãi đậu xe của bệnh viện và được nhân viên y tế tiêm chủng vắc xin bại liệt.
Với chương trình đặc biệt này, mọi người không cần xuống xe để vào phòng tiêm chủng.
Nhân viên bệnh viện sẽ tới từng ô tô để tiêm chủng vắc xin cho mọi người.
Chương trình đặc biệt này là một trong những nỗ lực của giới chức Mỹ nhằm giảm thiểu thương vong do căn bệnh bại liệt gây ra.
Theo một nghiên cứu, hàng nghìn người ở Mỹ mắc bệnh bại liệt và chịu di chứng suốt đời, thậm chí nhiều trường hợp tử vong trong thế kỷ 20.
Xuất phát từ điều này, giới chức Mỹ cùng nhiều bệnh viện trên khắp cả nước thực hiện chương trình tiêm chủng vắc xin bại liệt cho người dân.
Trẻ em là một trong những nhóm đối tượng hàng đầu trong chiến dịch tiêm chủng vắc xin bại liệt.
Do vậy, ngoài những phòng tiêm chủng "di động", người dân đến các địa điểm tiêm chủng cố định ở bệnh viện để tiêm vắc xin bại liệt.
Một em bé vui vẻ khi được y bác sĩ tiêm vắc xin bại liệt.
Tâm Anh (theo VT, History)
Nguồn: kienthuc.net.vn