Bom thông minh JDAM-ER Mỹ được tích hợp thành công lên chiến đấu cơ Su-27

Bom thông minh JDAM-ER của Mỹ được tích hợp thành công lên chiến đấu cơ Su-27 do Liên Xô phát triển, sự kết hợp này tạo nên một thứ vũ khí đáng sợ có thể công kích chính xác mục tiêu từ khoảng cách lên tới 72 km.

1 Bom Thong Minh Jdam Er My Duoc Tich Hop Thanh Cong Len Chien Dau Co Su 27

Ngày 25/8/2023, trong một diễn biến quan trọng đánh dấu một kỷ nguyên mới về năng lực tác chiến của không quân Ukraine, họ đã công bố ảnh chiến đấu cơ Su-27 tích hợp bom thông minh JDAM-ER của Mỹ.

Các nền công nghiệp quốc phòng lớn như Mỹ và Nga thường có cách sáng tạo để biến hóa các vũ khí cũ, từ đó giúp chúng có khả năng đáp ứng yêu cầu trong tác chiến hiện đại.

Không những tận dụng được số bom cũ, họ còn "biến hóa" chúng thành một vũ khí thông minh đáng sợ. Một trong những vũ khí đó chính là bom lượn JDAM-ER và JDAM do Mỹ phát triển.

Việc chuyển đổi này không những tiết kiệm được ngân sách mà còn đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa vũ khí.

JDAM (Joint Direct Attack Munition) là bộ chuyển đổi giúp bom ngu trở thành loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) gắn ở phần đuôi bom.

2 Bom Thong Minh Jdam Er My Duoc Tich Hop Thanh Cong Len Chien Dau Co Su 27

Bộ thiết bị này có tác dụng làm tăng độ chính xác cho bom và có thể sử­ dụng được trong mọi điều kiện địa hình cũng như thời tiết.

Bom JDAM đầu tiên là mẫu GBU-31 do Mỹ nghiên cứu vào những năm 1990 và được liên quân sử­ dụng trong cuộc chiến tranh ở Afghanistan.

Đây thực chất JDAM là mẫu nâng cấp từ các loại bom rơi tự do hay còn gọi là bom ngu Mk 81/82/82/84.

Bom GBU-31 JDAM có thể ném từ­ độ cao 8 - 24 km, do đó không đòi hỏi phi công phải hạ thấp máy bay để tìm mục tiêu, có thể cắt bom từ­ độ cao an toàn ngoài tầm tên lửa phòng không.

3 Bom Thong Minh Jdam Er My Duoc Tich Hop Thanh Cong Len Chien Dau Co Su 27

Ngoài ra bom JDAM cũng cho phép ném từ­ bất kỳ góc độ nào trong khi máy bay đang chúc mũi xuống hoặc bay lên, đang bay thẳng trục hay lệch trục ném bom.

Phương thức dẫn hướng của bom JDAM được thực hiện khép kín bởi sự kết hợp giữa hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS và hệ dẫn quán tính 3 trục INS.

Trong đó INS là bộ phận phụ dẫn, chúng sẽ ngay lập tức hoạt đông khi hệ thống GPS bị áp chế điện tử.

Khả năng này của JDAM cho phép bom chống lại nguy cơ làm nhiễu GPS bằng kỹ thuật cao của đối ph­ương.

4 Bom Thong Minh Jdam Er My Duoc Tich Hop Thanh Cong Len Chien Dau Co Su 27

JDAM nổi tiếng với độ chính xác rất cao, gần như miễn nhiễm mọi phương thức tác chiến điện tử.

Chúng khắc phục nhược điểm của bom định vị bằng tia laser đó là rất dễ bị lạc nếu gần mặt đất có khói hay sương mù.

Trư­­­­ớc khi máy bay cất cánh, kế hoạch chiến đấu được lập trình sẵn và cài đặt vào bộ nhớ của khí tài này.

Nội dung bao gồm cả việc đưa bom vào trạng thái chiến đấu, dữ liệu về tọa độ của mục tiêu và phạm vi hoạt động của bom.

Khi máy bay đến khu vực ném, máy tính sẽ nhận biết để ra lệnh cắt bom.

Việc thu tín hiệu được thực hiện bằng máy thu GPS gắn sẵn trên bom.

Trong quá trình bay, GPS luôn nhận biết được tọa độ của nó ở thời điểm bất kỳ và so sánh với tọa độ mục tiêu.

Sau đó phân tích rồi truyền tín hiệu đến bộ điều khiển bay để điều chỉnh cánh lái, dẫn bom đến mục tiêu.

Mặc dù có độ chính xác rất cao nhưng đặc trưng của bom JDAM là chỉ tấn công được mục tiêu tĩnh.

Hiện Mỹ đang tiếp tục nâng cấp JDAM để loại vũ khí này có thể tấn công cả mục tiêu di động.

Trong khi đó phiên bản JDAM-ER (JDAM Extended Range) lại được trang bị thêm cánh để giúp bom có khả năng bay lượn và tấn công mục tiêu xa hơn.

5 Bom Thong Minh Jdam Er My Duoc Tich Hop Thanh Cong Len Chien Dau Co Su 27

Bom lượn JDAM-ER có thể tiêu diệt mục tiêu cách xa 72 km.

Một số nguồn tin còn cho biết, JDAM-ER thậm chí còn bay xa hơn mức 72 km, nếu phi công khéo léo trong việc tận dụng tốc độ và độ cao của máy bay khi tấn công.

Với JDAM-ER, người ta có thể làm tăng độ chính xác của nó bằng các trang bị thêm cảm biến laser, thiết bị chống nhiễu cho hệ thống định vị toàn cầu, cảm biến radar có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Được biết Boeing đã thử nghiệm thành công bom JDAM-ER vào năm 2012 và nhanh chóng trang bị sau đó. Ngoài Mỹ thì bom JDAM và JDAM-ER đang được 32 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng.

Nguồn: Báo An Ninh Thủ Đô

Bài liên quan