Rượu cần được uống ở mức vừa phải, tránh các loại không rõ nguồn gốc và không nên dùng rượu ngâm để hạn chế bị ngộ độc rượu.
Dịp lễ, Tết là thời điểm mọi người quây quần bên nhau và ăn mừng với bạn bè, gia đình. Tình trạng này kéo theo lượng rượu bia tiêu thụ tăng vọt hơn bình thường và dẫn đến hệ lụy là số người nhập viện do say, ngộ độc rượu, bia cũng tăng cao hơn.
Ngộ độc rượu là trường hợp rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến nhịp thở, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể và gây phản xạ nôn. Nếu cơ thể cố gắng dung nạp một lượng lớn rượu, bia trong thời gian ngắn có thể dẫn đến nguy cơ chết người.
Các triệu chứng khi uống quá liều rượu gồm: rối loạn tâm thần, khó duy trì ý thức, nôn mửa, co giật, khó thở, nhịp tim chậm, da ẩm ướt hoặc mất hết khả năng phản ứng với các kích thích bên ngoài. Trong một số trường hợp, quá liều rượu có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong.
Ngoài ra, nếu uống phải rượu giả, các loại rượu có pha chế ethanol hoặc andehit, có thể gây độc cho gan, thận gây suy thận cấp, viêm gan nhiễm độc, đặc biệt là gây toan hóa máu nặng nề. Những người uống phải rượu này cũng có thể mờ mắt dẫn đến mù lòa...
Dịp lễ, Tết là thời điểm mọi người sử dụng nhiều bia rượu. Ảnh: Freepik
Xử trí khi bị ngộ độc rượu
Để phòng tránh bị ngộ độc rượu do uống quá nhiều, mỗi người nên cố gắng kiểm soát lượng rượu/bia ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần uống. Không sử dụng rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc rượu ngâm từ rễ cây lá, rễ cây, nội tạng động vật hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.
Ngoài ra, mỗi người cần hạn chế uống rượu khi đói vì dạ dày rỗng khiến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh gây choáng. Đặc biệt, không pha rượu với bia và các chất kích thích như nước ngọt.
Khi uống rượu có nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày hoặc uống nhầm rượu giả, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng ngộ độc rượu, dấu hiệu gồm: nôn mửa, co giật, thở chậm, thở không đều, da tái/nhợt nhạt, nhiệt độ cơ thể thấp, bất tỉnh. Nếu nhận thấy người thân hoặc bạn bè xuất hiện các triệu chứng trên, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu, đồng thời mang theo loại rượu mà người bị ngộ độc dùng để được chẩn đoán nguyên nhân.
Trong lúc chờ cấp cứu, người bệnh cần được nằm cao đầu hoặc nằm nghiêng và ngồi để tránh tình trạng nôn mửa có thể gây nghẹt đường thở. Bên cạnh đó, họ cũng cần được giữ ấm cơ thể để không bị hạ thân nhiệt đột ngột.
Cách phân biệt rượu giả
Về rượu ngoại: Phần lớn các nhãn hiệu rượu nổi tiếng trên thế giới được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp và tự động nên xét về màu sắc và lượng rượu trong các chai đều tương đồng. Tuy nhiên, rượu giả đa phần là làm thủ công nên độ chính xác về màu sắc giữa các chai thường có sai khác.
Ngoài ra, các chai rượu giả đều sử dụng lại vỏ chai của rượu thật.
Vì vậy, quá trình làm mới lại vỏ chai sẽ khiến nhãn mác bị trầy xước và không đồng đều. Cũng giống như vỏ chai, các chai rượu giả sẽ sử dụng lại nắp chai cũ thật hoặc nắp giả mới. Các loại nắp này hoặc là bị trầy xước hoặc là có màu sắc không sắc nét, đường rãnh nắp không tinh tế và đều đặn.
Về rượu nấu truyền thống: Cồn thực phẩm cần trải qua quá trình tinh chế và được nấu từ những nguyên liệu sạch, có chất tinh bột cao. Lúc này thành phẩm nhận được sẽ là cồn an toàn, không có chất độc hại. Trong khi đó, tỷ lệ một lít cồn ba lít nước lã là có thể thành rượu.
Để phân biệt đúng, hãy quan sát bọt khí nổi lên bằng cách lật ngược chai rượu. Nếu là rượu thật, bọt khí sẽ rất mịn và đều, di chuyển chậm không theo phương thẳng đứng mà tỏa ra rồi mới nổi dần lên. Trong khi đó, bọt khí rượu giả sẽ to và có xu hướng nổi lên theo chiều thẳng, tốc độ nhanh.
Theo các chuyên gia thử rượu, rượu cũng có thể phân biệt bằng cách nếm. Nếu là rượu thật, vị của chúng thường cho hương vị cay nồng và ngọt vì có chứa methanol.
Hoặc người dân có thể đổ một ít rượu ra lòng bàn tay để cảm nhận. Rượu thật sẽ nhanh chóng bay hơi, còn rượu giả sẽ khiến tay có cảm giác nhớp nháp khó chịu.
Huyền My (Theo Mayo Clinic, Times of India, The Economic Times)