Chích lể máu ngón tay có chữa đột quỵ?

Người bị đột quỵ thì dùng vật nhọn chích các đầu ngón tay và chân rồi nặn máu là tỉnh lại, cách này có hiệu quả không? (Tùng, 29 tuổi, Hà Nội).

1 Chich Le Mau Ngon Tay Co Chua Dot Quy

Trả lời:

Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Chích lể tay chân dẫn đến nguy cơ gây uốn ván, nhiễm trùng, nguy hiểm nhất là người bệnh chậm trễ đến bệnh viện để điều trị, gây nên di chứng nặng nề khó hồi phục.

Khi có người bị đột quỵ, mọi người nên chuyển người bệnh đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ càng sớm càng tốt, tránh các trường hợp tiếc nuối về sau.

Ghi nhớ quy tắc F.A.S.T để nhận biết một người có dấu hiệu đột quỵ.

Face (Khuôn mặt): Mặt có những dấu hiệu khác thường như cười méo miệng, rối loạn thị lực.

Arm (Tay): Tay và chân mệt mỏi khó cử động.

Speech (Lời nói): Nói bị líu lưỡi, không rõ chữ, không diễn đạt được.

Time (Thời gian): Bạn cần gọi cấp cứu càng nhanh càng tốt. Khi quan sát thấy ai đó có ít nhất một trong 3 biểu hiện trên (lệch mặt, yếu chân tay, nói khó) hãy nghĩ đến bệnh lý đột quỵ não và lập tức gọi cấp cứu ngay không trì hoãn.

Tuyệt đối không xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái, hay áp dụng các phương pháp dân gian như đâm kim vào ngón tay và dái tai.

Người có bệnh lý huyết áp cần kiểm soát tốt huyết áp, ăn nhiều rau củ. Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, dinh dưỡng hợp lý. Tập thể dục để tăng cường đề kháng và đi khám định kỳ để phòng ngừa bệnh.

Bác sĩ Hoàng Tiến Trọng NghĩaTrưởng khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 175

Nguồn: VNEXPRESS.NET

Bài liên quan