Ở Đức tồn tại một món ăn được xem là sự pha trộn của các nền văn hoá sau Thế chiến thứ 2 – Currywurst.
Đây là món ăn nổi tiếng tới nỗi nó đã truyền cảm hứng cho một bảo tàng và một tác phẩm âm nhạc. Những “fan cuồng” của Currywurst thậm chí còn có kỳ nghỉ của riêng mình: Ngày của Currywurst vào ngày 4 tháng 9.
Nhưng trên thực tế, currywurst có thực sự là món ăn của riêng người Đức?
Bằng chứng cho thấy rằng gia vị đặc trưng của currywurst, bao gồm nước sốt cà chua và cà ri bột, không thể được phát minh mà không có sự hiện diện của binh lính Anh tại Berlin sau Thế chiến thứ hai.
Bianca Wohlfromm, quản lý dự án tại Bảo tàng Currywurst Berlin, nói với The Local rằng currywurst "sẽ không thể có được nếu các đồng minh không ở trong thành phố”.
Theo bảo tàng, món ăn này được tạo ra lần đầu tiên vào ngày 4 tháng 9 năm 1949 tại quận Charlottenburg của Berlin. Vào thời điểm đó, khu vực này nằm dưới quyền kiểm soát của người Anh.
Trong thời kỳ hậu chiến, các binh sĩ phe Đồng Minh đã giới thiệu các loại thực phẩm mới và thói quen ăn uống cho người Đức, chẳng hạn như người Mỹ ăn ketchup cà chua với thịt bò, bột cà ri được người Anh mang đến.
Trên thực tế, không cần tìm hiểu quá sâu, ngay từ cái tên currywurst đã cho thấy ảnh hưởng của người Anh trong món ăn. "Curry" hay còn gọi "cà ri" chính là cách đề cập đến nước sốt từ tiểu lục địa Ấn Độ, trong đó thịt, cá hoặc rau được nấu chín.
Trong khi ở Ấn Độ, người Anh cũng đã sử dụng thuật ngữ "cà ri" để chỉ hỗn hợp gia vị đặc biệt này, người Anh yêu thích thứ nước sốt đặc trưng của Ấn Độ tới nỗi họ đã tìm cách mang nó trở về Anh và gọi chúng là bột cà ri.
Như vậy, currywurst là "phát minh của Đức" song cũng là một "sản phẩm quốc tế" và ngày nay nó được phổ biến ở rất nhiều quốc gia.
Theo The Local