Ai cũng nghĩ Everest là ngọn núi cao nhất thế giới. Nhưng tùy thuộc vào cách đo chiều cao, từ chân núi lên đỉnh, từ mực nước biển hay tâm trái đất, mà có tận 3 ngọn núi có thể giành lấy danh hiệu là ngọn núi cao nhất thế giới.
Có rất nhiều cách để xác định chiều cao của một ngọn núi: Có thể đo chiều cao từ chân lên đến đỉnh núi; khoảng cách của chúng đến tâm trái đất hoặc độ cao của chúng so với mặt nước biển. Chính những yếu tố này sẽ tạo nên sự khác biệt rất lớn trong việc xác định liệu Everest có phải là ngọn núi cao nhất thế giới hay không.
Núi Everest ở Nepal là ứng cử viên nổi tiếng nhất và được biết đến nhiều hơn cả. Đây là ngọn núi được cho là cao nhất trên trái đất với chiều cao được tính từ mực nước biển lên đến đỉnh núi. Đứng sừng sững ở 8839m so với mực nước biển, Everest đã đạt đến độ cao cao nhất ở góc nhìn này.
Nhưng Mauna Kea, ngọn núi lửa đã lâu không hoạt động ở đảo Hawaii, lại có chân núi nằm sâu dưới đáy Thái Bình Dương. Nếu đo từ chân núi Mauna Kea lên đến đỉnh thì độ cao của nó lại ở ngưỡng đáng kinh ngạc là 10.347m. Trong khi, nó chỉ cao khoảng 4.025m so với mực nước biển.
Việc quyết định đâu là ngọn núi cao nhất thế giới có lẽ sẽ còn gây nhầm lẫn hơn nếu chúng ta xem xét cả núi Chimborazo ở Ecuador. Đỉnh của Chimborazo nằm ở độ cao 6.310m, hiển nhiên là thấp hơn Everest. Tuy vậy, vì trái đất không phải là một khối cầu hoàn hảo và Chimborazo nằm rất gần với đường xích đạo nên nó gần như chiếm một khoảng diện tích rộng nhất của trái đất. Có thể nói, Chimborazo là ngọn núi cao nhất tính từ trung tâm trái đất và cao không kém hơn 19.312m tính từ lõi trái đất so với Everest.
Vậy đâu mới thực sự là đỉnh núi cao nhất thế giới? Câu trả lời lại nằm ở cách nhìn nhận của mỗi người. Mỗi cách nhìn nhận khác nhau lại cho ra một giải đáp khác nhau.
Vậy nếu như bạn muốn chinh phục ngọn núi cao nhất thế giới, có lẽ, để chắc chắn, bạn nên cân nhắc cả ba ngọn núi trên.