Lượng người bị dị ứng phấn hoa càng càng tăng. Cần làm gì để ngăn ngừa?

Những người bị dị ứng đang phải trải qua một mùa dị ứng mới. Năm nay, mùa phấn hoa đã bắt đầu sớm hơn thường lệ. Đồng thời thời tiết mùa xuân ấm áp, khô ráo và gió là 3 điều kiện cơ bản để phát tán phấn hoa trong không khí.

1 Luong Nguoi Bi Di Ung Phan Hoa Cang Cang Tang Can Lam Gi De Ngan Ngua

Phấn hoa từ cây phỉ, bạch dương, liễu hoặc dương là kẻ thù số một của những người bị dị ứng hiện nay. Vào cuối mùa xuân còn có thêm phấn hoa khác, đó là từ hoa bồ công anh hay phấn hoa cây bách. Những loại phấn hoa này cũng đã được xác nhận gây ảnh hưởng đến người bị dị ứng. Ngay cả những cây cỏ ở mặt đất khi nở hoa cũng rất dễ gây ra hiện tượng dị ứng.

Có tới 40% người dân châu Âu bị dị ứng và ngày càn tăng. Trong 20 năm qua, số người dị ứng với phấn hoa đã tăng gấp ba lần. Bệnh nhân thường bị ngứa và đỏ mắt và gặp các vấn đề về da liễu.

Bà Julie Koblasová – Chuyên gia về dị ứng học cho biết: “Bắt đầu là ngứa mũi, hơi rát một chút, sau đó là ngứa mắt, rát, và ho. Cá nhân tôi sẽ không thể làm gì được nếu không có thuốc. Tôi dùng thuốc quanh năm. Nhưng cũng có những người bị dị ứng dùng thuốc theo mùa.”

Theo nghiên cứu dị ứng học, chỉ 5 hạt phấn hoa trong một mét khối là đủ để gây ra dị ứng. Tuy nhiên, lời khuyên về cách phòng tránh dị ứng đó là hạn chế hoạt động ngoài trời và tránh dùng nước hoa hoặc thuốc lá, những chất gây kích ứng mạnh. Nên gội đầu thường xuyên để loại bỏ các hạt phấn hoa trước khi chúng xâm nhập vào đường hô hấp.

Nguyên nhân gây dị ứng phấn hoa

Phấn hoa là một trong những tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất. Phản ứng dị ứng phấn hoa xảy ra xuất phát từ hệ thống miễn dịch. Thay vì nhận diện phấn hoa như các phần tử vô hại khi đi vào cơ thể thì hệ miễn dịch lại xem nó như một vật thể lạ, cần phải tiêu diệt. Sở dĩ, có sự nhận diện sai này là vì thành phần của phấn hoa có chứa những chất như protein, cellulose, pentose, dextrin, phosphore dễ kích thích phản ứng miễn dịch.

Các loại phấn hoa gây dị ứng thường có kích thước rất nhỏ, thường dưới 0,5mm. Phấn hoa từ cây cỏ, cây thụ phấn nhờ gió có khả năng gây dị ứng cao hơn các loại thực vật có hoa khác. Dị ứng phấn hoa thường không gây ra các vấn đề sức khỏe nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều phiền toái do các phản ứng của hệ miễn dịch.

Triệu chứng của dị ứng phấn hoa

Histamin chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng. Hệ miễn dịch sản xuất ra histamin chống lại sự xâm nhập của phấn hoa. Mức độ histamin tiết ra phụ thuộc vào cơ địa, lượng phấn hoa và thời gian tiếp xúc với phấn hoa. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Nghẹt mũi, sổ mũi
  • Ngứa rát họng
  • Chảy nước mắt
  • Ngứa, đỏ vùng mắt
  • Thở khò khè, khó thở
  • Ho liên tục
  • Da bị sưng lên
  • Giảm khả năng cảm nhận mùi vị

Với những bệnh nhân có tiền sử hen suyễn và một số bệnh hô hấp khác nếu dị ứng với phấn hoa thường phản ứng sẽ nặng hơn, gây ra nhiều khó chịu và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.

Điều trị dị ứng phấn hoa

Tùy vào mức độ dị ứng mà bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị như sau:

  • Thuốc không kê đơn: Bạn có thể được đề nghị sử dụng một số loại thuốc thông mũi, thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng nhằm điều chỉnh lượng histamine giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy mũi và một số triệu chứng khác.
  • Thuốc kê đơn: Nếu các loại thuốc trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc chống dị ứng mạnh hơn. Kết hợp giữa các loại thuốc có tác dụng kìm hãm quá trình sản sinh histamin gây dị ứng và thuốc chuyên điều trị dị ứng do cỏ.
  • Tiêm thuốc: Nếu điều trị bằng các loại thuốc uống không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc với loại thuốc và liều dùng phù hợp.

Phòng ngừa dị ứng phấn hoa

Phòng ngừa dị ứng phấn hoa bằng cách thực hiện các biện pháp hạn chế tiếp xúc với phấn hoa. Lời khuyên cho những người dị ứng phấn hoa vào mùa hoa nở như sau:

  • Hạn chế trồng các loại cây cho hoa có khả năng gây dị ứng cao như một số loại cỏ tạo phấn, các loại cây bụi
  • Đóng kín tất cả các cửa trong nhà
  • Hạn chế phơi quần áo ngoài trời, thay vào đó có thể sử dụng máy sấy quần áo
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
  • Hạn chế chăm sóc vườn
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn, ga, gối, đệm, ít nhất mỗi tuần một lần
  • Sử dụng điều hòa có bộ lọc không khí

Bạn nên đi khám nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc thuốc bạn dùng gây ra các phản ứng phụ không mong muốn.

Bài liên quan