Mỹ cho phép sản phẩm nicotine thay thế nhằm giảm tác hại thuốc lá điếu

Nhằm giảm tác hại của thuốc lá, Mỹ đã cho phép thương mại hóa các sản phẩm chứa nicotine thay thế thuốc lá điếu.

1 My Cho Phep San Pham Nicotine Thay The Nham Giam Tac Hai Thuoc La Dieu

Giáo sư Y khoa Brad Rodu, Đại học Louisville, phụ trách mảng Nghiên cứu Giảm tác hại Thuốc lá, Trung tâm Ung thư Brown (Mỹ), đã có những chia sẻ trong tọa đàm "Phòng chống tác hại thuốc lá - Hành động mới từ góc nhìn toàn cầu" do báo VnExpress tổ chức cuối tháng 12/2022.

Theo ông, khoa học đã chứng minh khói thuốc lá điếu chứa hơn 7.000 chất độc và 100 trong số chất đó gây ra các bệnh lý liên quan đến hút thuốc như ung thư phổi, suy hô hấp, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), tim mạch,... Chính vì vậy, Mỹ đã từng ra lệnh cấm thuốc lá điếu nhưng thất bại. "Chúng tôi không thể cấm một sản phẩm mà hàng triệu người Mỹ muốn tiêu thụ", ông Rodu đánh giá.

2 My Cho Phep San Pham Nicotine Thay The Nham Giam Tac Hai Thuoc La Dieu

Giáo sư Y khoa Brad Rodu.

Cùng tham gia tọa đàm, ông David Sweanor - Giáo sư thỉnh giảng Khoa Luật, kiêm Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Trung tâm Luật - Chính sách và Đạo đức Y tế, Đại học Ottawa (Canada), Thành viên danh dự Hội đồng quản trị, tổ chức HealthBridge Canada, cũng cho rằng, sẽ không thực tế nếu mong muốn tất cả mọi người ngừng sử dụng nicotine dưới bất kỳ hình thức nào. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến năm 2025 sẽ vẫn còn trên một tỷ người tiếp tục hút thuốc lá và rất nhiều người trong số đó gặp khó khăn trong việc cai nicotine.

"Mọi người hút thuốc vì nicotine nhưng chết vì hít phải khói thuốc chứa các chất độc hại do quá trình đốt cháy", ông Sweanor nói.

Ông Rodu cho biết thay vì cấm hoàn toàn thì chính phủ Mỹ đã chọn giải pháp cung cấp cho người hút thuốc những sản phẩm an toàn hơn, vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng nicotine của họ. Đó là cơ sở nước này tiến tới những sản phẩm thuốc lá đã được khoa học nghiên cứu và chứng minh chứa ít chất độc hại hơn, giảm thiểu nguy cơ những bệnh lý nguy hiểm và gây tử vong. "Có thể chúng ta phải đợi thêm 10-15 năm nữa để thu thập trải nghiệm của người tiêu dùng về các sản phẩm thuốc lá mới, được thực hiện với những nghiên cứu dịch tễ học dài hạn. Tuy nhiên hiện các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá làm nóng, nicotine thay thế) này không tạo ra các chất độc hại như thuốc lá điếu", ông Rodu phân tích và nói thêm nếu chờ đợi thêm 10-15 năm nữa mới hành động thì rất nhiều người đang hút thuốc lá hiện nay sẽ tử vong.

Ông Sweanor cũng phân tích, nếu cung cấp những sản phẩm để người hút thuốc sử dụng thay thế thuốc lá điếu mà không phải hít khói đốt cháy thì sẽ đạt được bước tiến về vấn đề sức khỏe cộng đồng. Các nước cần phải xem xét nhiều hơn nữa các nghiên cứu khoa học khi đánh giá các sản phẩm mới vì việc này có thể giúp bảo vệ tính mạng nhiều người.

3 My Cho Phep San Pham Nicotine Thay The Nham Giam Tac Hai Thuoc La Dieu

Giáo sư David Sweanor.

Nhiều quốc gia cho phép các sản phẩm nicotine thay thế, ít độc hại hơn

Theo GS. David Sweanor, hiện nay nhiều quốc gia đã đưa ra những chính sách quản lý đối với thuốc lá thế hệ mới. Ví dụ tại Nhật Bản, với sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá làm nóng, trong vòng 6 năm rưỡi, doanh số thuốc lá điếu đã giảm đi một nửa. Na Uy đã giảm một nửa doanh số thuốc lá trong 10 năm qua sau khi cho thương mại hóa một sản phẩm thuốc lá dạng nhai được gọi là snus. Anh, New Zealand và những nước khác hiện cũng đang thay thế thuốc lá điếu bằng các sản phẩm thuốc lá điện tử. Ông Sweanor nhận định nếu cung cấp cho mọi người một giải pháp thay thế ít độc hại hơn, có chứng minh và kiểm định của các đơn vị khoa học, áp dụng chính sách để khuyến khích mọi người tránh xa thuốc lá điếu thì có thể đạt được thêm hiệu quả trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Chiến lược này hiện đang được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai. Đó là cách ngăn chặn 8 triệu ca tử vong mỗi năm.

Bên cạnh đó, GS. Sweanor cũng đánh giá Việt Nam có thể tận dụng công nghệ, các phát kiến đã được áp dụng tại các nước đi trước trong việc quản lý, giảm tác hại của thuốc lá; để thay thế thuốc lá điếu nhanh nhất có thể. Theo vị giáo sư này, không nên thực hiện các giải pháp phòng chống tác hại của thuốc là bằng cách cấm các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới mà nên đề ra những quy định quản lý hợp lý.

Đồng tình với ý kiến của hai giáo sư Mỹ và Canada, bà Nguyễn Quỳnh Liên - Trưởng Ban Dân chủ Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cho rằng thay vì cấm tất cả các sản phẩm thuốc lá trên thị trường, cần có giải pháp giúp người tiêu dùng được tiếp cận với những sản phẩm tốt. Đây cũng là cách để khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra thì có nơi xem xét đánh giá trách nhiệm và người tiêu dùng sẽ được đảm bảo quyền lợi một cách tốt nhất.

Tại tọa đàm, PGS.TS.BS. Trần Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP HCM, chia sẻ thêm FDA Mỹ cũng như một số cơ quan khác ở Châu Âu và Nhật Bản cho phép những sản phẩm giảm tác hại thuốc lá được lưu hành trên thị trường dưới sự quản lý của nhà nước. Trong vai trò là bác sĩ về hô hấp, ông cho rằng những sản phẩm giảm tác hại đã qua kiểm chứng khoa học cần được cung cấp hợp pháp cho những người không thể cai thuốc.

Minh Quân

Bài liên quan