Uống nước đá lạnh ngay sau khi luyện tập thể dục, thể thao là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, việc này có thể là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim cấp, đe dọa tính mạng.
Uống nước đá lạnh ngay trong giờ giải lao sau khi chơi cầu lông cùng bạn, người đàn ông họ Vương đến từ Hàng Châu, Chiết Giang (Trung Quốc) đột nhiên cảm thấy tức ngực và khó thở nên được bạn bè đưa nhanh đến viện cấp cứu.
Các bác sĩ cho biết, người bệnh may mắn được cứu sống vì được cấp cứu kịp thời. Anh đã bị một cơn nhồi máu cơ tim cấp. Sau điều trị tích cực, các dấu hiệu sinh tồn của ông dần ổn định.
Ảnh minh họa
Trước đó, vào tháng 7/2022, một sinh viên 19 tuổi ở Phúc Châu, Phúc Kiến (Trung Quốc) qua đời vì cơn đau tim do uống đồ uống có đá sau khi chơi bóng rổ.
Bác sĩ cho biết, tập thể dục dưới nhiệt độ cao vào mùa hè sẽ tiêu tốn nhiều oxy và làm tăng gánh nặng cho tim. Đổ mồ hôi nhiều gây mất cân bằng điện giải. Uống nước đá gây co mạch nội tạng và làm tăng gánh nặng cho tim. Điều này có thể gây ra co thắt mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Uống nước lạnh ngay sau khi tập thể dục tàn phá cơ thể ra sao?
Theo Viện Tim mạch Texas, uống một ly nước đá lạnh không có lợi cho sức khỏe nếu uống trong hoặc ngay sau khi tập thể dục. Bác sĩ khoa cấp cứu của PRMC, Tiến sĩ Harry Emmerich cho biết, nước siêu lạnh khiến hệ tiêu hóa của chúng ta khó xử lý. Nó thực sự có thể gây co thắt thực quản, gây đau ngực và đau bụng.
Khi người bạn đang nóng lên sau khi tập thể dục, một nguồn nước cực lạnh đi vào cơ thể có thể gây ra những tác hại xấu đến sức khỏe như:
- Co thắt thực quản, kèm đau bụng hoặc tiêu chảy.
- Khiến tình trạng đau dạ dày nặng hơn.
- Giảm nhịp tim.
- Đau họng và thu hẹp đường thở.
- Ức chế sự phân hủy chất béo dẫn đến tích tụ mỡ.
4 loại nước không nên uống ngay khi tập thể dục, thể thao
Ngoài nước đá lạnh, các chuyên gia khuyến cáo không nên uống ngay 4 loại nước sau ngay sau khi tập thể thao:
Ảnh minh họa
Nước uống có ga
Trong 1 chai nước ngọt có gas chứa một lượng đường lớn. Sau khi luyện tập, nếu uống nước có ga ngay sau khi tập sẽ khiến cơ thể hấp thụ đường đơn. Đồ uống có ga sẽ khiến bạn lầm tưởng rằng cơn khát đã được giải tỏa. Tuy nhiên, cảm giác này không kéo dài lâu. Ngoài ra, khí carbon dioxide trong đồ uống có ga rất dễ gây chướng bụng và có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.
Nước tăng lực
Nước tăng lực có nhiều đường và calo. Lượng calo hấp thụ khi uống một chai nước tăng lực nhiều hơn lượng calo tiêu thụ khi tập thể dục bất cứ lúc nào. Vì vậy, trừ khi cơ thể cần bổ sung chất điện giải đặc biệt thì không nên uống.
Uống cà phê
Cà phê không thể làm dịu cơn khát và không thể giúp cơ thể cung cấp năng lượng bền vững. Caffeine có thể làm gia tăng quá trình đào thải lượng canxi đưa ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Khi lượng canxi tự do giảm đi, lượng canxi liên kết sẽ bị phân hủy dẫn đến các vấn đề như loãng xương. Ngoài ra, uống quá nhiều cà phê còn có thể gây nôn mửa, chuột rút, viêm dạ dày,…
Uống rượu, bia
Rượu bia là một chất lợi tiểu, tức là sẽ khiến cơ thể đào thải nước dư thừa ra ngoài qua đường tiểu. Mỗi lần uống rượu, bạn sẽ muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường, do đó uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ mất nước.
Theo GĐXh