Người già ở Hàn Quốc: Hi sinh tất cả cho con cái, đến khi về hưu, sống trong cô đơn và chết trong cô độc

Những người già Hàn Quốc không muốn trở thành gánh nặng cho con cái đã chấp nhận một cuộc sống thiếu thốn, cô đơn để khi chết đi cũng không ai hay biết.

Vào ngày 28/11/2017, xã hội Hàn Quốc chấn động trước tin nữ diễn viên gạo cội nổi tiếng Lee Mi Ji đã chết trong một căn hộ ở Gangnam, Seoul. Điều đáng nói là phải hai tuần sau khi qua đời, thi thể của nữ diễn viên quá cố mới được hàng xóm phát hiện.

Trường hợp như của bà Lee Mi Ji không phải là hiếm, nó đang là thực trạng đáng buồn của xã hội Hàn Quốc ngày nay: người già sống và chết trong cô đơn, không ai quan tâm và hay biết đến sự tồn tại của họ. Những người trong trường hợp như nữ diễn viên gạo cội ấy người ta gọi là Godoksa, những cái chết trong cô đơn, không ai hay biết. 

Năm 2018, lính cứu hỏa tìm thấy một cụ già 74 tuổi ở Gwangju (Hàn Quốc) nằm sõng soài trên sàn phòng khách giữa một đống rác. Sau khi kiểm tra thi thể, người lính nhận thấy ông cụ đã chết vài tuần trước đó. Nạn nhân không có con và đã bị loại khỏi danh sách thăm viếng của địa phương sau khi tuyên bố có thể đi bộ mà không cần người hỗ trợ.

Vào năm 2016, Quỹ phúc lợi Seoul đã thực hiện một cuộc nghiên cứu dựa trên phân tích hồ sơ của cảnh sát và phát hiện ra rằng, vào năm 2013, có 162 trường hợp được xác nhận ở Seoul là chết một mình, không ai phát hiện. Đối với các trường hợp ở diện nghi ngờ, con số này ở mức 2.181. Theo Bộ Y tế và Phúc lợi, số người chết cô đơn ở Hàn Quốc vào năm 2016 là 1.833 trường hợp. Những người trong nhóm tuổi từ 70 trở lên đứng đầu trong danh sách này, tiếp theo là những người từ 50 đến 59 tuổi.

132 1 Nguoi Gia O Han Quoc Hi Sinh Tat Ca Cho Con Cai Den Khi Ve Huu Song Trong Co Don Va Chet Trong Co Doc

 

Năm 2013, có 285 đám tang "cô độc" tại Seoul không có người tham dự. Con số này trong năm 2017 được ghi nhận là 366. "Những cái chết cô độc diễn ra khi người ta sống trong tình trạng bị cô lập. Họ tạ thế mà chỉ vài ngày sau mới được phát hiện" - một vị quan chức cho hay. 

Những thay đổi trong mối quan hệ với gia đình, cấu trúc xã hội, kinh tế và văn hóa là nguyên nhân chính dẫn đến sự cô lập của người già ở Hàn Quốc. Nhiều người thậm chí còn bình luận cay đắng rằng, ở Hàn Quốc, không có chỗ cho những người già.

Ko Myung-hee, quản lý tại trung tâm chăm sóc người cao niên cao cấp (52 tuổi, Hàn Quốc) đặt một túi đựng đầy rau tươi hái trong vườn và hai chai nước gạo ngọt lên xe thể thao của mình rồi nổ máy. Bà mang theo những thứ đó vì không muốn tay không đến thăm những người già đơn côi.

Ở Hàn Quốc, hiện có 740.000 người cao tuổi đang sống một mình. Theo một nghiên cứu của Bộ phúc lợi nước này, con số này tăng thêm trung bình 50.000 mỗi năm. Hàn Quốc đang bị già hóa dân số. Vào năm 2017, những người trên 65 tuổi ở nước này chiếm đến 14% dân số, nhưng người trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) lại giảm tới 116.000 người. Năm 2018, tỷ lệ sinh ở Hàn Quốc đạt mức thấp nhất mọi thời đại là 357.771 người.

"Các cụ cả ngày quanh quẩn trong nhà và chỉ có một tha thiết là lâu lâu lại được nhìn, thậm chí là nghe thôi, tiếng con cái của họ một lần", Ko nói.

132 2 Nguoi Gia O Han Quoc Hi Sinh Tat Ca Cho Con Cai Den Khi Ve Huu Song Trong Co Don Va Chet Trong Co Doc

Những người già Hàn Quốc chấp nhận cuộc sống một mình vì không muốn làm phiền con cái.

Về phần mình, bà Ko từng sống cùng hai người con trai đang học đại học. Nhưng hai năm nay, bà chuyển đến sống với người mẹ 92 tuổi của mình. "Tôi không muốn gửi mẹ vào viện dưỡng lão. Vì tôi muốn các con noi gương mẹ, biết cách chăm sóc đấng sinh thành. Tôi rồi cũng sẽ già đi, nên mong các con cũng sẽ quan tâm đến mẹ của chúng như cách tôi đang làm với mẹ mình", bà nói.

Cụ Choi Jin-gu, 82 tuổi, sống trong căn nhà với những bức tường và trần nhà phủ đầy những mảnh giấy bị xé nham nhở. Nhiều chiếc hộp, quần áo nằm rải rác khắp phòng khách và nhà bếp. Cụ mặc một cái áo phông nhăn nheo, nhuộm vàng, bộ râu trắng lòa xòa, có vẻ đã lâu rồi không cắt. Vợ cụ Choi chết cách đây đã 30 năm, nên cụ sống một mình từ đó đến giờ.

"Tôi chẳng biết lúc nào sẽ chết nên không thể chăm chút cho ngôi nhà của mình hay lập kế hoạch gì cả. Dù tôi biết con gái mình vẫn đang sống ở Seoul nhưng chẳng đứa nào gọi cho tôi cả", cụ ông này cho hay.

Cụ Choi làm công nhân từ năm 15 tuổi, sau đó, ông mua đất ở Paju. Nhưng sau đó, để có tiền cho các con ăn học và xây dựng gia đình, ông đã bán mảnh đất đó. "Tôi không muốn nhắc đến chúng nữa, vì bây giờ tôi không có tiền. Chúng quá bận rộn để lo cho các con đi học đại học", cụ Choi nói.

132 3 Nguoi Gia O Han Quoc Hi Sinh Tat Ca Cho Con Cai Den Khi Ve Huu Song Trong Co Don Va Chet Trong Co Doc

Nhiều cụ già Hàn Quốc luôn mong ngóng con cái họ trở về dù chỉ một lần.

Nói bên ngoài là vậy, nhưng cụ Choi lại cáu kỉnh khi bà Ko gọi cho ông. Ông lão hy vọng người gọi cho mình là các con và đã tỏ ra khá thất vọng khi nghe giọng của người khác. Dù không còn liên lạc với các con, nhưng có một thực tế không thể phủ nhận, cụ Choi có gia đình. Điều đó có nghĩa ông không đủ điều kiện hưởng thêm bất kỳ lợi ích nào khác ngoài trợ cấp người già của chính phủ.

 

Ông lão 82 tuổi từng trải qua một số ca phẫu thuật ở chân trái nên khả năng vận động bị giảm và không thể nấu ăn.

Một trung tâm cộng đồng địa phương đã tặng những món ăn phụ của Hàn Quốc cho cụ, nhưng đa phần, Choi nấu mì ăn liền ăn cho qua bữa.

Cụ Lee, một cựu họa sĩ đã đến Seoul hơn 50 năm trước. "Tôi không muốn trở thành gánh nặng cho 3 đứa con của mình. Chúng quá bận rộn để chăm sóc con cái. Tôi không muốn bất kỳ sự hỗ trợ nào từ họ", cụ Lee cho hay.

Cụ đã thuê trọ tại một khu nhà thưa thớt người ở. Chỗ cụ Lee sinh hoạt vẻn vẹn gồm có một tấm nệm, tủ lạnh, một chiếc quạt và tủ quần áo, nhà vệ sinh và phòng tắm dùng chung với những căn hộ cùng tầng khác. Giá thuê phòng bằng 1/3 lương hưu hàng tháng của cụ.

"Thật là khó chịu và thiếu thốn nhưng tôi phải quen với cuộc sống này. Mọi người ở đây đều trong hoàn cảnh tương tự như tôi", cụ Lee cho hay.

132 4 Nguoi Gia O Han Quoc Hi Sinh Tat Ca Cho Con Cai Den Khi Ve Huu Song Trong Co Don Va Chet Trong Co Doc

Cụ Lee sống trong một căn phòng chật hẹp một mình.

Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn thứ 12 trên thế giới nhưng đằng sau đó là những hệ lụy đau lòng. Trong một cuộc khảo sát kinh tế năm 2016 của OECD, khoảng 1/4 người Hàn Quốc đang sống một mình, tư tưởng con cái chăm sóc cha mẹ đang mai một dần trong xã hội nước này. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến việc những người trẻ ra thành phố làm việc, kết hôn và sinh con, trong khi cha mẹ họ phải sống cô đơn một mình.

Nhà vệ sinh là cái đầu tiên người ta nhìn thấy khi bước vào bên trong căn hộ của cụ Kong Kyung-Soon, 73 tuổi. Không gian sống của cụ chỉ có hai mét vuông dù nó nằm ngay cạnh khu phố đắt đỏ Gangnam. Cụ Kong ly dị chồng cách đây hơn 30 năm. Hiện tại mọi chi phí sinh hoạt và tiền thuê nhà do cụ tự chi trả. 

Cụ Kong là một trong số 234.000 người Hàn Quốc cao tuổi, đang sống một mình và sống nhờ vào phúc lợi của chính phủ. Khi được hỏi tại sao cụ không yêu cầu sự giúp đỡ từ con cái, Kong cho hay mọi thứ đã thay đổi theo thời gian và cụ nên tự chăm sóc cho mình. Thậm chí, cụ đã để dành một khoản tiền để chi cho tang lễ của mình sau này.

Theo dữ liệu cỏa OECD, một cuộc khảo sát vào năm 2011 cho thấy, 48,6% người cao tuổi của Hàn Quốc bị đói nghèo. Khoảng một phần tư trong số họ sống một mình và những người lớn tuổi đang phải vật lộn để tìm việc làm. Nếu không có con cái chăm sóc, họ sẽ duy trì cuộc sống bằng những bữa trưa từ thiện, phúc lợi xã hội và thậm chí là phải đi ăn xin trên đường. Nhiều người già không thể dành đủ tiền tiết kiệm cho cuộc sống sau này vì họ đã chi quá nhiều cho việc học hành của con cái họ.

132 5 Nguoi Gia O Han Quoc Hi Sinh Tat Ca Cho Con Cai Den Khi Ve Huu Song Trong Co Don Va Chet Trong Co Doc

Nhà bếp và nhà vệ sinh cùng trong một không gian chật hẹp là nơi ở của cụ Kong Kyung-Soon, 73 tuổi.

132 6 Nguoi Gia O Han Quoc Hi Sinh Tat Ca Cho Con Cai Den Khi Ve Huu Song Trong Co Don Va Chet Trong Co Doc

Nhiều cụ già ở Hàn Quốc phải mưu sinh vì họ đã dành tích lũy cả đời cho con cái.

Một phụ nữ ở độ tuổi cuối thập niên 70 nói rằng bà không đủ khả năng đã tự nuôi sống bản thân bằng tiền lương hưu. Những đứa con của bà không thể giúp gì cho mẹ vì họ còn đang phải vật lộn mưu sinh nuôi gia đình. Bà cũng duy trì cuộc sống một phần nhờ vào những bữa cơm từ thiện.

Những người già Hàn Quốc không chỉ phải đối mặt với một loạt vấn đề về kinh tế, sức khỏe suy giảm mà họ còn mắc căn bệnh trầm cảm trầm trọng khiến nhiều người lựa chọn cách tiêu cực nhất để giải thoát khỏi cuộc sống, không muốn là gánh nặng cho con cái, xã hội. Hàn Quốc là nước có tỷ lệ người tự tử cao thứ 10 trên thế giới, phần lớn lại là những người cao tuổi. Trung tâm phòng chống tự tử Hàn Quốc cho hay, năm 2017, tỷ lệ tự tử của người ở độ tuổi 70 là 48,8/100.000 người, còn người trong độ tuổi 15-65 tự tử chỉ chiếm 21,3.

Bà Lee Ho-sun, giáo sư nghiên cứu phúc lợi tại Đại học Cyber Soongshil Hàn Quốc, đề nghị các bậc cha mẹ nên mạnh dạn từ bỏ những quan niệm cũ của Hàn Quốc, là cho con mọi thứ mình có.

"Tài sản là thứ mà dù về già, chúng ta vẫn phải tiếp tục đầu tư", giáo sư nói.

132 7 Nguoi Gia O Han Quoc Hi Sinh Tat Ca Cho Con Cai Den Khi Ve Huu Song Trong Co Don Va Chet Trong Co Doc

 

Bà Lee cho rằng, đất nước đang cố bắt nhịp với phần còn lại của thế giới. Vì vậy thay vì chỉ có viện dưỡng lão hay các trung tâm cộng đồng cao cấp, nên đầu tư xây dựng các phương án hỗ trợ người cao tuổi ngay tại nơi họ sống để giúp họ có một cuộc sống tốt hơn, không chỉ là vật chất mà còn cả tinh thần.

Nguồn: Tổng hợp

Bài liên quan