Mỗi quốc gia đều có một số luật lệ có vẻ vô lý với những người không sống ở đó. Nhưng nếu muốn du lịch và trải nghiệm văn hóa khác nhau, bạn cần biết và tuân theo.
Singapore không cho nhai kẹo cao su
Lệnh cấm sản xuất và bán kẹo cao su ở Singapore có hiệu lực từ năm 1992, gồm cả kẹo cao su bong bóng và kẹo cao su nha khoa. Lệnh được ban hành do bã kẹo ca su ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Nó cũng ảnh hưởng đến rạp chiếu phim, nhà ở và những nơi công cộng khác.
Hàn Quốc, Nhật Bản cấm tắt âm thanh máy ảnh
Người dân ở Hàn Quốc không được tắt âm thanh bấm máy ảnh trên điện thoại của họ. Người Nhật Bản cũng vậy. Họ là người đầu tiên sở hữu điện thoại có camera năm 1999. Tuy nhiên, nhiều người lạm dụng bằng cách chụp những bức ảnh không phù hợp nên bị cấm.
Bây giờ, bất cứ khi nào người Nhật hay Hàn Quốc chụp ảnh, những người xung quanh đều biết.
Cái tên Elvis bị cấm ở Thụy Điển
Nhiều tên bị cấm ở Thụy Điển, bao gồm Superman, Veranda, Metallica, IKEA và Elvis. Một luật được ban hành vào năm 1982 có tên là "Luật đặt tên" quy định rằng những tên này có thể gây khó chịu. Ngoài ra, khi con bạn lớn lên, chúng thường bị trêu chọc nếu có một trong những cái tên này.
Đi giày cao gót khi tham quan một số địa điểm lịch sử ở Hy Lạp
Ở Hy Lạp, nếu đến thăm bất kỳ di tích cổ hoặc di tích lịch sử nào, bạn không được đi giày cao gót. Lý do được giải thích là gót nhọn của đôi giày có thể làm hỏng và trầy xước các bề mặt và đá khác nhau.
Tiếng ồn bị cấm vào ban đêm ở Victoria, Australia
Tạo ra "tiếng ồn vô duyên ở nơi công cộng" được coi là hành vi xúc phạm, kể cả tiếng ồn khi đường lái xe vào nhà, nhà kho và xưởng. Họ cân nhắc độ to của âm nhạc, tiếng ồn như thế nào, thời gian và địa điểm cũng như hoàn cảnh xung quanh.
Barcelona, Tây Ban Nha cấm cởi trần
Một số vùng của Tây Ban Nha không có luật cấm khỏa thân nơi công cộng. Tuy nhiên, ở Barcelona cấm khỏa thân và bán khỏa thân trên đường phố.
Nhật Minh (Theo Brightside)